(ĐN)- Chiều ngày 31-5-2006, tại dinh Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh), với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Vũ Khoan, Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự và Phó đại diện Thương mại Hoa Kỳ Karan Bhatia đã thay mặt Chính phủ hai nước ký thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO.
(
ĐN)- Chiều ngày 31-5-2006, tại dinh Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh), với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Vũ Khoan, Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự và Phó đại diện Thương mại Hoa Kỳ Karan Bhatia đã thay mặt Chính phủ hai nước ký thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO. Tới dự lễ ký còn có Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển, Phó đại diện Thương mại hiện được đề cử là đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Đại sứ Susan Schwab, Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ, Trợ lý đại diện Thương mại Dorothy Dwoskin và đại diện của các Bộ, ngành của cả hai nước đã tham gia vào quá trình đàm phán.Là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, Hoa Kỳ là nhà
đầu tư và bạn hàng thương mại ngày càng quan trọng đối với Việt Nam. Tính tới tháng 12-2005, Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn thứ 11 ở Việt Nam với 265 dự án có tổng giá trị vốn đầu tư đạt 1,45 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2005 đạt gần 7 tỷ USD.Trong quá trình
đàm phán song phương với các nước về việc Việt Nam gia nhập WTO, đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ đã diễn ra với nhiều nội dung sâu rộng. Qua 12 phiên đàm phán ở Washington, Hà Nội và Geneva, chưa kể một loạt các cuộc gặp gỡ, trao đổi bên lề các hội nghị, tại phiên thứ 12 ở Washington từ ngày 9-12/5/2006, hai bên đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về việc Việt Nam gia nhập WTO và sau đó hai bên đã tiếp tục trao đổi và thỏa thuận về mặt kỹ thuật. Hoa Kỳ cũng là đối tác cuối cùng kết thúc đàm phán trong số 28 thành viên WTO có yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam. Việc kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu việc Việt Nam hoàn tất quá trình đàm phán song phương và góp phần hiện thực hóa mục tiêu gia nhập WTO của Việt Nam trong năm 2006. Việc đạt đến thỏa thuận này là sự kiện lịch sử đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, phù hợp với lợi ích của cả hai bên, tạo tiền đề quan trọng cho sự hợp tác bình đẳng, cùng có lợi về nhiều mặt giữa hai nước; cho thành công của Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội cũng như chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống George Bush sắp tới.Theo
Đại sứ Hoa Kỳ Bhatia thì: "Đây là một thỏa thuận rất tốt cho Hoa Kỳ. Nó mở ra một thị trường đang phát triển và năng động cho sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm sản xuất của Hoa Kỳ. Nó cũng mở cửa cho Việt Nam tham gia vào hệ thống thương mại dựa trên các qui định quốc tế. Thông qua hiệp định này, Việt Nam sẽ trở nên minh bạch hơn trong các hành xử về luật thương mại, tăng cường tự do về kinh tế có lợi cho người dân Việt Nam, và tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài". Đại sứ kết luận : "Đây là một bước lịch sử trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ, đánh dấu việc bước sang một cột mốc nữa trên con đường đi đến việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước chúng ta".* Trước
đó, ngày 30-5, Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ hai (SOM II) đã kết thúc sau 9 ngày làm việc tích cực và khẩn trương. Ngay sau khi kết thúc Hội nghị, buổi tối cùng ngày, Chủ tịch SOM năm APEC 2006 - Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng đã cùng với Trưởng đoàn Liên bang Nga - ông Vasily Dobrovolski, đại sứ lưu động Bộ Ngoại giao Liên bang Nga đã có cuộc họp báo với phóng viên trong và ngoài nước.Theo tổng kết của Ban tổ chức, khoảng 1.000
đại biểu từ 21 nền kinh tế thành viên APEC, trong đó có 130 đại biểu Việt Nam, đã tham dự trên 30 hội nghị, hội thảo và sự kiện diễn ra từ ngày 22 đến 30-5-2006 tại TP. Hồ Chí Minh. Gần 100 phóng viên, kỹ thuật viên thuộc các cơ quan thông tấn, truyền hình trong và ngoài nước đã tham gia đưa tin về hội nghị.Kim Loan