(ĐN) – Trong khuôn khổ Festival Huế 2006, trên 100 nhà khoa học hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã có cuộc gặp mặt tại hội thảo "700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân - Huế" để cùng bàn về các vấn đề lịch sử và truyền thống của Huế xưa; những vấn đề kinh tế - xã hội của Huế nay và những vấn đề văn hóa và phát triển của Huế trong tương lai.
(
ĐN) – Trong khuôn khổ Festival Huế 2006, trên 100 nhà khoa học hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã có cuộc gặp mặt tại hội thảo "700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân - Huế" để cùng bàn về các vấn đề lịch sử và truyền thống của Huế xưa; những vấn đề kinh tế - xã hội của Huế nay và những vấn đề văn hóa và phát triển của Huế trong tương lai. Trong phát biểu đề dẫn, PGS.TS Đỗ Bang nêu bật quá trình phát triển qua 700 năm của xứ Huế, từ Thuận Hóa (bao gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và phía Bắc tỉnh Quảng Nam hiện nay) mà cốt lõi là thành Hóa Châu - tức Huế ngày nay, cho đến Phú Xuân rồi trở thành Huế dưới triều Tây Sơn.GS.TS Michio Suenari của trường
đại học Toyo - Nhật Bản, sau nhiều năm nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt ở Huế đã đưa ra một nhận xét đáng quan tâm: Bàn thờ của người Việt đều thờ 4 thế hệ cũng giống như các nước trong khu vực nhưng ảnh hưởng của Phật giáo thì mức độ có khác nhau. Chẳng hạn như: dù rất mộ đạo Phật nhưng người Huế khi chết không hỏa thiêu theo quan niệm Phật giáo trong khi ở Hàn Quốc, nơi Phật giáo không thịnh hành lại có tập tục hỏa táng từ rất lâu đời. Nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian GS Trần Văn Khê cũng đưa ra một nhận xét rất thú vị về âm nhạc cổ ở Huế: Nhờ nhân duyên của Huyền Trân mà sự gặp gỡ giữa nhạc Việt và nhạc Chăm được thể hiện đầy đủ. Nhờ đó mà ngày nay chúng ta có được một ngôn ngữ âm nhạc độc đáo của miền Trung, một sắc thái dịu dàng, thơ mộng rất dễ thương trong ca nhạc Huế.46 tham luận tại hội nghị cũng phân tích nhiều vấn
đề về cuộc hội nhập Việt – Chăm để cho ra đời vùng đất Thuận Hóa vào thời nhà Trần cùng những di sản lịch sử và văn hóa trong 700 năm qua; vai trò của trung tâm chính trị Phú Xuân - Huế đối với lịch sử dân tộc và vấn đề bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, cảnh quan ở Huế hiện nay; tiến trình phát triển kinh tế ở Thừa Thiên Huế và những bài học kinh nghiệm; tính cách của người Huế và khả năng hội nhập trong xu thế toàn cầu…Minh Chánh