(ĐN)- Hôm nay 18-6, kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VII bước sang ngày làm việc thứ hai. Buổi sáng, kỳ họp đã dành phần lớn thời gian để nghe lãnh đạo các sở: Kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải, Tài nguyên - môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng trả lời một số ý kiến của cử tri cũng như của đại biểu HĐND nêu lên tại phiên thảo luận trước đó.
(
ĐN)- Hôm nay 18-6, kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VII bước sang ngày làm việc thứ hai. Buổi sáng, kỳ họp đã dành phần lớn thời gian để nghe lãnh đạo các sở: Kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải, Tài nguyên - môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng trả lời một số ý kiến của cử tri cũng như của đại biểu HĐND nêu lên tại phiên thảo luận trước đó.Phó chủ tịch UBND tỉnh Ao Văn Thinh trình bày đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng tài nguyên, khoáng sản |
Trả lời câu hỏi của cử tri về việc
đến bao giờ trạm bơm Cao Cang (huyện Định Quán) được khởi công, ông Nguyễn Văn Giàu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: Dự án trạm bơm Cao Cang do huyện Định Quán làm chủ đầu tư với số vốn gần 14 tỷ đồng. Công trình hoàn thành sẽ đủ khả năng cung cấp nước tưới cho trên 300 hecta lúa và hoa màu của một số xã thuộc hai huyện Định Quán và Tân Phú. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có ý kiến cho rằng công trình chỉ cần một số vốn đầu tư ít hơn mức dự tính rất nhiều nên đến nay công trình vẫn chưa thể thực hiện. Nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với nhiều đơn vị có liên quan rà soát lại các hạng mục, đánh giá khả năng cấp nước, tưới tiêu... để có biện pháp triển khai hiệu quả. Dự kiến trong tháng 7 này, công tác đánh giá sẽ được hoàn tất để công trình có thể khởi công, phục vụ kịp thời nhu cầu tưới tiêu của bà con.Liên quan
đến sự chuẩn bị của ngành nông nghiệp đối với quá trình hội nhập, ông Giàu cho biết, ngành đã tích cực phối hợp với các địa phương trong tỉnh để đưa quy trình sản xuất kỹ thuật cao vào áp dụng nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ được ngành hết sức coi trọng. Đây là sự chuẩn bị cần thiết nhằm tăng sức cạnh tranh khi bước vào hội nhập.Một vấn
đề "nóng" khác đang được các cử tri rất quan tâm là tình trạng ô nhiễm môi trường và những giải pháp mà ngành tài nguyên - môi trường tỉnh đưa ra nhằm hạn chế tác hại của nó. Ông Phan Văn Hết, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường cho biết, hiện nay, các khu công nghiệp của Đồng Nai thải ra khoảng 60 ngàn m3 nước thải/ngày đêm và địa điểm đón nhận chính là sông Đồng Nai và sông Thị Vải. Số lượng các KCN, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện tốt quy trình xử lý nước thải chưa nhiều nên việc ô nhiễm là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực môi trường ở sở, các địa phương và ngay cả các doanh nghiệp vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một trong những lý do để công tác kiểm tra, xử lý những vi phạm về môi trường còn chưa đạt hiệu quả cao. Ông Hết cũng đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến công tác tổ chức quản lý của mỗi địa phương đối với vấn đề nàyKỳ họp cũng
đã nghe Phó chủ tịch UBND tỉnh Ao Văn Thinh trình bày đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; tờ trình của UBND tỉnh về điều chỉnh phí chợ và các báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh về những đề án này.Buổi chiều, kỳ họp sẽ tiến hành thảo luận về kết quả hoạt
động và kết quả giám sát của HĐND tỉnh 6 tháng đầu năm và phương án 6 tháng cuối năm 2006 đồng thời cho ý kiến về hai đề án mà UBND tỉnh trình.N.P