(ĐN)- Mới đây, đề cập đến việc các chủ doanh nghiệp (DN) vận tải bị gây khó dễ khi lưu thông vì giấy phép chưa thống nhất giữa địa phương và Khu quản lý đường bộ 7, Ông Phan Hiền, Phó giám đốc Khu đường bộ 7 cho biết đường quốc lộ thì Khu quản lý nhưng tỉnh lộ thì do tỉnh, thành quản lý.
(ĐN)- Mới đây, đề cập đến việc các chủ doanh nghiệp (DN) vận tải bị gây khó dễ khi lưu thông vì giấy phép chưa thống nhất giữa địa phương và Khu quản lý đường bộ 7, Ông Phan Hiền, Phó giám đốc Khu đường bộ 7 cho biết đường quốc lộ thì Khu quản lý nhưng tỉnh lộ thì do tỉnh, thành quản lý. Theo quy định, xe cao hơn 4,2m và rộng hơn 2,5m là xe quá khổ. Nếu những xe này có nhu cầu cần di chuyển thì phải được cấp phép và các cơ quan có thẩm quyền hiện nay cấp phép theo chất lượng cầu đường chứ không thể theo sự kiểm định. Ông Hiền cho biết, giấy phép quá tải phục vụ cho chuyến xe cao hơn biển báo tải trọng đã ghi trên cầu của tuyến đường mà xe đi qua và các DN nộp hồ sơ đầy đủ thì chỉ sau 1 ngày là có giấy phép từ Khu đường bộ 7. Nếu trường hợp các chủ xe cảm thấy có hiện tượng "bị hành" trong thủ tục cấp giấy phép thì gọi điện ngay cho lãnh đạo Khu Đường bộ 7 và số điện thoại của ông Hiền là 0982.999.382
Theo ông Hiền, khi Trạm cân Dầu Giây đi vào hoạt động cũng sẽ hạn chế tình trạng xe quá khổ quá tải theo quy định. Được biết, Trạm cân Dầu Giây được trang bị hiện đại, hoạt động hoàn toàn tự động, không có sự can thiệp của con người nên các thông số kỹ thuật của xe đều thể hiện thông qua tổ hợp cân. Với chi phí đầu tư 6 tỷ đồng, Trạm cân đang bước vào giai đoạn hoàn tất để có thể đưa vào hoạt động sớm.
K.L