Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50 - Bộ Công an), ngoài việc hoàn thiện pháp luật và sự phối hợp đấu tranh của các cơ quan chức năng thì mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cơ quan cần chủ động tìm hiểu, nắm được phương thức, thủ đoạn hoạt động và xu hướng thay đổi của tội phạm công nghệ cao để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ quyền lợi của mình, hạn chế tối đa sự xâm hại của loại tội phạm này, không tự biến mình thành “con mồi béo bở” để bọn tội phạm trục lợi hoặc xâm hại, đồng thời cần chủ động báo tin và hợp tác chặt chẽ với các lực lượng chức năng để truy tìm, xử lý triệt để tội phạm khi có vụ việc xảy ra.
Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50 - Bộ Công an), ngoài việc hoàn thiện pháp luật và sự phối hợp đấu tranh của các cơ quan chức năng thì mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cơ quan cần chủ động tìm hiểu, nắm được phương thức, thủ đoạn hoạt động và xu hướng thay đổi của tội phạm công nghệ cao để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ quyền lợi của mình, hạn chế tối đa sự xâm hại của loại tội phạm này, không tự biến mình thành “con mồi béo bở” để bọn tội phạm trục lợi hoặc xâm hại, đồng thời cần chủ động báo tin và hợp tác chặt chẽ với các lực lượng chức năng để truy tìm, xử lý triệt để tội phạm khi có vụ việc xảy ra.
Theo nhận định của các cơ quan chức năng, hoạt động của tội phạm công nghệ cao ở Việt
Hiện nay tội phạm sử dụng công nghệ cao thường tập trung sử dụng một số thủ đoạn như: Sử dụng máy tính, mạng máy tính để thực hiện hành vi phạm tội. Thủ đoạn phổ biến ở dạng này là truy cập vào cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, ngân hàng để lấy thông tin, bán cho người khác hoặc dùng để mua hàng từ nước ngoài rồi chuyển về Việt Nam, tổ chức cá độ bóng đá, đánh bạc trên mạng, chuyển tiền sang tài khoản ảo, rút tiền qua máy ATM hoặc người nước ngoài đi du lịch vào Việt Nam, sử dụng hộ chiếu giả, thẻ tín dụng giả hoặc thông đồng với các đại lý chấp nhận thẻ để thanh toán các dịch vụ khách sạn, mua hàng, đặt tour du lịch... Một số đối tượng lừa đảo qua mạng thông qua việc huy động vốn, đầu tư kinh doanh ảo, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
Thủ đoạn lừa đảo trong việc bán hàng trực tuyến trên mạng Internet ngày càng gia tăng vì người mua phải trả tiền trước, người bán thường chào hàng tốt, sau đó lại giao hàng kém mẫu mã, phẩm chất; thậm chí không giao hàng sau khi nhận tiền hoặc trả tiền bằng thẻ tín dụng trộm cắp được. Một số công ty ở Việt Nam đã bị lừa hàng triệu đôla Mỹ khi ký hợp đồng làm ăn với đối tác nước ngoài qua mạng. Ban đầu đối tác thường thực hiện đúng cam kết để tạo lòng tin, khi lượng tiền chuyển mua hàng đã lớn, đối tượng lập tức rút tiền, không giao hàng, cắt liên lạc và chiếm đoạt số tiền đó...
Tiến sĩ Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết, để ngăn ngừa, phòng chống tội phạm công nghệ cao có hiệu quả trước hết cần tăng cường nâng cao nhận thức về loại tội phạm này đối với toàn xã hội.
Theo TTXVN