(ĐN)- Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 cho biết, ngay sau khi triển khai hướng dẫn nội dung, cách tiến hành giới thiệu người ra ứng cử, từ ngày 7-3, người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử có thể nộp hồ sơ xin ứng cử tại Ủy ban bầu cử cùng cấp. Hồ sơ xin ứng cử gồm 3 bộ thủ tục là đơn xin ứng cử; sơ yếu lý lịch và tiểu sử tóm tắt.
(ĐN)- Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 cho biết, ngay sau khi triển khai hướng dẫn nội dung, cách tiến hành giới thiệu người ra ứng cử, từ ngày 7-3, người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử có thể nộp hồ sơ xin ứng cử tại Ủy ban bầu cử cùng cấp. Hồ sơ xin ứng cử gồm 3 bộ thủ tục là đơn xin ứng cử; sơ yếu lý lịch và tiểu sử tóm tắt. Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh nộp về Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, có trụ sở đặt tại Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện. Riêng các biên bản họp do cơ quan, đơn vị, tổ chức có người giới thiệu ra ứng cử sẽ gửi về Ban thường trực MTTQ tỉnh. Hạn chót để nộp các hồ sơ này là ngày 18-3 tới.
ADVERTISEMENT
Liên quan đến việc đại biểu ở một tổ chức, đơn vị có thể ứng cử cả đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh được không, ông Nguyễn Kim Hiệp, Phó giám đốc Sở Nội vụ, Phó chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh cho hay: “Một đại biểu có thể ứng cử ở hai cấp, tức là vừa có thể ứng cử đại biểu Quốc hội, vừa ứng cử đại biểu HĐND tỉnh nếu đại biểu đó có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được các yêu cầu mà Luật Bầu cử Quốc hội và Luật Bầu cử HĐND đề ra. Tuy nhiên, cũng phải xem xét đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ đại biểu của ứng cử viên đó bởi thời gian dành cho hai hoạt động này không phải là ít”.
N.P