1. Thượng tọa THÍCH BỬU CHÁNH (LÊ HÀ, SN 1961), Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh
Nếu đắc cử đại biểu Quốc hội, tôi sẽ tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong tôn giáo, trong nhân dân ở địa phương nơi cư trú và nơi ứng cử; đẩy mạnh công việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng nói chung.
1.
Thượng tọa THÍCH BỬU CHÁNH (LÊ HÀ, SN 1961), Phó ban trị sự Phật giáo tỉnhNếu đắc cử đại biểu Quốc hội, tôi sẽ tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong tôn giáo, trong nhân dân ở địa phương nơi cư trú và nơi ứng cử; đẩy mạnh công việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng nói chung. Vận động tăng ni, phật tử và nhân dân tham gia phong trào thi đua yêu nước “Sống tốt đời, đẹp đạo”, phát huy truyền thống dân tộc, tham gia cuộc vận động lớn “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng “Chùa cảnh văn hóa” và cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Xóa đói giảm nghèo”. Đẩy mạnh công tác hoạt động từ thiện - xã hội, vận động các tăng ni, phật tử, các nhà hảo tâm xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, quan tâm giúp đỡ những người bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, góp phần giúp cho mọi người có niềm vui trong cuộc sống.
2. PHẠM THỊ HẢI (SN 1959),
Phó giám đốc Sở Giáo dục - đào tạoNếu được cử tri tiếp tục tín nhiệm bầu vào Quốc hội khóa XIII, với kinh nghiệm tích lũy được từ 4 năm hoạt động Quốc hội, tôi sẽ sắp xếp công việc và thời gian một cách hợp lý để tham dự đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri, thường xuyên giữ mối liên hệ với cử tri, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của cử tri; kịp thời phản ảnh với Quốc hội cùng các cơ quan có thẩm quyền những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri. Với lĩnh vực giáo dục - đào tạo mà bản thân đang phụ trách, tôi rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học. Bởi vì đây chính là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, hướng đến mục tiêu xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Tích cực giám sát công tác đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội, tránh việc đào tạo tràn lan, gây lãng phí tiền của Nhà nước và nhân dân, thiệt thòi quyền lợi cho người học. Tôi cũng sẽ thường xuyên theo dõi và phản ảnh kịp thời việc thực hiện chủ trương cho vay tín dụng học tập đối với học sinh - sinh viên. Quan tâm đến chế độ, chính sách của đội ngũ nhà giáo, trong đó có chế độ thâm niên mà Luật Giáo dục sửa đổi vừa có hiệu lực thi hành.
3. NGUYỄN CÔNG HỒNG (SN 1961),
Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư phápQua nghiên cứu, theo dõi kết quả hoạt động lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, tôi thấy rằng, công tác xây dựng luật nhiệm kỳ khóa XIII cần phải tiếp tục góp phần tích cực để giải quyết những vấn đề bức xúc mà thực tiễn đang đặt ra đối với cuộc sống người dân, như: Luật Đất đai, Luật Quản lý giá...
Nếu được bầu vào Quốc hội, ngoài việc tham gia tích cực vào các hoạt động giám sát chung, tôi dự kiến đề nghị với Quốc hội tổ chức một số giám sát chuyên đề để có điều kiện đánh giá sâu công tác thực thi và chấp hành pháp luật, qua đó, đúc kết kinh nghiệm phục vụ cho việc hoạch định và điều chỉnh chính sách pháp luật. Đặc biệt là đối với những vấn đề đang là mối quan tâm của toàn xã hội như: việc chấp hành pháp luật về quản lý giá, về bảo vệ môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Nếu là đại biểu Quốc hội, tôi sẽ cùng với các đại biểu Quốc hội khác tích cực tham gia ý kiến, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm tính khả thi, sát thực tế, tránh đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, hiệu quả thấp.
4. NGUYỄN PHƯỚC MẠNH (SN 1964),
Trưởng ban nữ công LĐLĐ tỉnh Đồng NaiHiện nay, nhiều chế độ chính sách như: tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chính sách về giá cả nông sản, thực phẩm... còn nhiều bất cập. Sự bất hợp lý này phải được giải quyết từ việc xây dựng pháp luật. Nếu là đại biểu Quốc hội, tôi sẽ kiến nghị với Quốc hội điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật cho phù hợp với thực tế - xã hội.
Thực tế hiện nay, cuộc sống của đại bộ phận CNVC-LĐ và các tầng lớp nhân dân lao động còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống chưa cao... Thời gian tới, theo chiến lược phát triển của Đồng Nai, các huyện, thị xã trong tỉnh đều có khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp, sẽ thu hút và giải quyết một lực lượng lao động không nhỏ vào làm việc. Nếu không giải quyết tốt những vấn đề về an sinh xã hội, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng phát triển không bền vững và đó cũng là vấn nạn của các quốc gia nghèo. Cách giải quyết tốt nhất là cần phải có những chính sách phù hợp. Tôi sẽ có trách nhiệm đóng góp với Quốc hội để xây dựng hệ thống chính sách đó.
5. TRƯƠNG VĂN VỞ (SN 1958),
TUV, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnhVới thực tiễn hoạt động và kinh nghiệm qua quá trình công tác ở địa phương, nếu được cử tri tiếp tục tín nhiệm bầu vào Quốc hội khóa mới, tôi sẽ phát huy tốt hơn trọng trách của người đại biểu nhân dân. Tôi sẽ phối hợp cùng với lãnh đạo địa phương kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ về cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp để phát huy tốt thế mạnh, tiềm năng và cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhất là tăng cường giám sát nhằm thúc đẩy giải quyết một trong nhiều vấn đề bức xúc kéo dài của cử tri, như: bảo vệ môi trường; nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tiêu thụ nông sản, thực phẩm của nông dân; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm lao động nông thôn; thực hiện chính sách an sinh xã hội trước tình hình đời sống khó khăn hiện nay của công nhân lao động, nông dân, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc... Tôi sẽ góp phần đấu tranh phòng chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, mà trọng tâm là giám sát nhằm giải quyết các tồn tại về cải cách thủ tục hành chính hiện nay.