Báo Đồng Nai điện tử
En

Cần trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học

09:11, 02/11/2011

Ngày 2-11, kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII đã họp phiên toàn thể ở hội trường  nghe các tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Quốc hội về các dự án Luật Giáo dục đại học, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

Ngày 2-11, kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII đã họp phiên toàn thể ở hội trường  nghe các tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Quốc hội về các dự án Luật Giáo dục đại học, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.
Thẩm tra dự án Luật Giáo dục đại học, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng các cơ sở giáo dục đại học cần được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc mở ngành, chuyên ngành đào tạo đã có trong danh mục đào tạo của nhà nước; được quyết định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở các tiêu chí, điều kiện do Bộ Giáo dục -  đào tạo quy định; được lựa chọn phương thức, thời gian tổ chức tuyển sinh và chỉ phải báo cáo về Bộ Giáo dục - đào tạo để quản lý. Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra, giám sát và có chế tài mạnh đối với những vi phạm trong việc mở ngành, chuyên ngành đào tạo, tuyển sinh không đúng với các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo.
Theo tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII gồm 96 dự án thuộc Chương trình chính thức và 38 dự án thuộc Chương trình chuẩn bị.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc đổi mới cách phân chia lĩnh vực của các dự án trong Chương trình. Theo đó, các dự án trong danh mục nhiệm kỳ khóa XIII được phân chia thành 5 lĩnh vực: Tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị; Quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân; Dân sự, kinh tế; Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa - thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội; Quốc phòng và an ninh, trật tự an toàn xã hội. Cách phân chia này bao quát và phân biệt các lĩnh vực rõ hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xác định thứ tự ưu tiên, sắp xếp vị trí của các dự án trong từng lĩnh vực.
Ngày mai 3-11, Quốc hội tiếp tục làm việc

TTXVN

 

Tin xem nhiều