Báo Đồng Nai điện tử
En

Đảm bảo tính khả thi trong xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH

10:08, 06/08/2014

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 5-8 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 5-8 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.

Theo đó, Thủ tướng chỉ thị các bộ, ngành Trung ương, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Kế hoạch này phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2011-2015, các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và dự báo tình hình trong nước, thế giới và khu vực; từ đó xác định mục tiêu, định hướng phát triển của kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Mục tiêu tổng quát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 là: Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên - môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 của các ngành, lĩnh vực và các cấp địa phương phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của cả nước, các quy hoạch phát triển, phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương. Các mục tiêu, định hướng và giải pháp, chính sách trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 phải bảo đảm tính khả thi, sắp xếp thứ tự các mục tiêu ưu tiên.

P.V

Tin xem nhiều