Sáng 26/2, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Sáng 26/2, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Về phạm vi điều chỉnh, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, nhiều ý kiến các vị đại biểu Quốc hội đề nghị chỉnh sửa lại phạm vi điều chỉnh cho phù hợp với nội dung của Luật, đồng thời rà soát để tránh chồng chéo, trùng lắp với các Luật khác, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; xác định rõ nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên các vùng biển và hải đảo, bảo đảm không trái Luật biển Việt Nam và phù hợp Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan thẩm tra nhận thấy Dự thảo Luật đã bám sát mục tiêu ban hành Luật là để quản lý có hiệu quả hơn các hoạt điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên biển và hải đảo trên các vùng biển của nước ta bằng phương thức quản lý tổng hợp.
Nhiều quốc gia có biển trên thế giới đã áp dụng phương thức quản lý này có hiệu quả. Trên thực tế ở nước ta, từ năm 2007 việc quản lý biển bằng phương thức tổng hợp đã được triển khai tại dải ven biển Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là phương thức quản lý theo phương châm không làm thay quản lý ngành, lĩnh vực mà đóng vai trò điều phối, phối hợp các hoạt động quản lý ngành, lĩnh vực. Do vậy, Luật này chỉ tập trung quy định các công cụ, cơ chế để điều phối, phối hợp, không quy định về quản lý, khai thác, sử dụng loại tài nguyên biển cụ thể nên không chồng chéo với các luật chuyên ngành mà cùng các luật chuyên ngành tạo thành hệ thống pháp luật đồng bộ để quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Việc quy định các công cụ, cơ chế để điều phối, phối hợp các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trong Dự thảo Luật không trái với Luật biển Việt Nam và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ban soạn thảo đã rà soát đối chiếu các quy định trong Dự thảo Luật này với quy định của các luật quản lý loại tài nguyên cụ thể như Luật khoáng sản, Luật dầu khí, Luật thủy sản…; chỉnh sửa, bổ sung Điều 1 theo hướng quy định cụ thể, đồng thời bổ sung nội dung quy định về áp dụng pháp luật để thể hiện rõ phạm vi điều chỉnh, phân định phạm vi điều chỉnh của Luật này với các luật chuyên ngành.
Về tên gọi của Luật, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy Hiến pháp quy định lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; theo Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 thì tên gọi của Luật là “Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;” Dự thảo Luật đã dành một chương quy định về quản lý tài nguyên hải đảo. Vì vậy, tên gọi “Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ” là phù hợp.
Qua thảo luận, các ý kiến cơ bản nhất trí với nội dung: điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (Chương III); quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đới bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên đới bờ (Chương IV); về “Nhận chìm ở biển”... trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường./.
Ngư dân huyện Lý Sơn đánh bắt hải sản trên vùng biển tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN) |
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan thẩm tra nhận thấy Dự thảo Luật đã bám sát mục tiêu ban hành Luật là để quản lý có hiệu quả hơn các hoạt điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên biển và hải đảo trên các vùng biển của nước ta bằng phương thức quản lý tổng hợp.
Nhiều quốc gia có biển trên thế giới đã áp dụng phương thức quản lý này có hiệu quả. Trên thực tế ở nước ta, từ năm 2007 việc quản lý biển bằng phương thức tổng hợp đã được triển khai tại dải ven biển Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là phương thức quản lý theo phương châm không làm thay quản lý ngành, lĩnh vực mà đóng vai trò điều phối, phối hợp các hoạt động quản lý ngành, lĩnh vực. Do vậy, Luật này chỉ tập trung quy định các công cụ, cơ chế để điều phối, phối hợp, không quy định về quản lý, khai thác, sử dụng loại tài nguyên biển cụ thể nên không chồng chéo với các luật chuyên ngành mà cùng các luật chuyên ngành tạo thành hệ thống pháp luật đồng bộ để quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Việc quy định các công cụ, cơ chế để điều phối, phối hợp các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trong Dự thảo Luật không trái với Luật biển Việt Nam và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ban soạn thảo đã rà soát đối chiếu các quy định trong Dự thảo Luật này với quy định của các luật quản lý loại tài nguyên cụ thể như Luật khoáng sản, Luật dầu khí, Luật thủy sản…; chỉnh sửa, bổ sung Điều 1 theo hướng quy định cụ thể, đồng thời bổ sung nội dung quy định về áp dụng pháp luật để thể hiện rõ phạm vi điều chỉnh, phân định phạm vi điều chỉnh của Luật này với các luật chuyên ngành.
Về tên gọi của Luật, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy Hiến pháp quy định lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; theo Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 thì tên gọi của Luật là “Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;” Dự thảo Luật đã dành một chương quy định về quản lý tài nguyên hải đảo. Vì vậy, tên gọi “Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ” là phù hợp.
Qua thảo luận, các ý kiến cơ bản nhất trí với nội dung: điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (Chương III); quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đới bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên đới bờ (Chương IV); về “Nhận chìm ở biển”... trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường./.
(TTXVN/VIETNAM+)