Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, sáng 22/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận, cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ chín, sáng 22/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận, cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015 và dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.
[links()]Nâng cao chất lượng, tiến độ chuẩn bị các dự án luật
Cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015, các đại biểu đánh giá, thời gian qua Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, góp phần nâng cao chất lượng cũng như tiến độ chuẩn bị các dự án.
Công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã có chuyển biến tích cực hơn.
Tuy nhiên, các ý kiến cũng nhận định bên cạnh những kết quả đạt được thì việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội vẫn còn những hạn chế kéo dài, chậm được khắc phục như số lượng các dự án đề nghị điều chỉnh, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn nhiều.
Chất lượng của một số dự án luật còn hạn chế như tình trạng “tồn đọng” văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều. Việc gửi tài liệu của nhiều dự án cho cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội không đúng thời gian Luật định nên ảnh hưởng đến Chương trình làm việc của các cơ quan này và chất lượng văn bản.
Theo đại biểu Nguyễn Xuân Tý (Bến Tre), cần nghiên cứu kỹ nguyên nhân của việc điều chỉnh thời hạn trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số dự án luật. Cơ quan trình luật là Chính phủ, trong đó các bộ, ngành chịu trách nhiệm về soạn thảo nội dung.
Ở Quốc hội, cơ quan tham mưu là các Ủy ban của Quốc hội. Việc "đưa vào" hoặc "rút ra" các dự án luật là do hai bên chưa có "hợp đồng" chắc chắn, đối với các luật nhạy cảm, các cơ quan trình ra chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động.
Thời gian tới, việc đưa các dự án luật vào chương trình cần làm một cách chắc chắn, có quyết tâm cao. Nếu không trình được dự án Luật theo chương trình đã được thông qua, Chính phủ phải chịu trách nhiệm. Trong quá trình xem xét, nếu các Ủy ban của Quốc hội có vấn đề gì thiếu sót, các ủy ban này sẽ phải chịu trách nhiệm. Từ đó cho thấy chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cần có định hướng rõ ràng.
Quan tâm đến việc lùi thời gian trình dự án Luật Biểu tình (từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ chín), dự án Luật về hội (từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10) sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV (tháng 10/2016), đại biểu Lê Đình Khanh của tỉnh Hải Dương nêu ý kiến: các dự án Luật Biểu tình và Luật về hội đã được đưa vào nhiều chương trình kỳ họp, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, công tác chuẩn bị còn chậm.
Việc xây dựng, thông qua các dự án luật có tính kế thừa, tuy nhiên đối với các dự án đã được trình trong khóa XIII nên nghiên cứu hoàn thành ngay trong khóa, để đến khóa mới, bàn luật mới, tránh tình trạng nhiều đại biểu Quốc hội khóa mới không nắm được tinh thần và nội dung các đại biểu khóa trước đã thảo luận.
Cho rằng dự thảo Nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII năm 2015 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 còn nhiều bất hợp lý, đại biểu Lê Đình Khanh dẫn chứng: theo chương trình, tại kỳ họp thứ 11 khóa XIII chỉ đưa ra Quốc hội cho ý kiến lần 1 đối với dự án Luật Biểu tình.
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội cho ý kiến đối với 3 dự án: Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủy sản, Luật Du lịch (sửa đổi). Tuy nhiên đến Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội lại thông qua tới 10 dự án Luật, trong đó chỉ có 4 luật đã cho ý kiến lần đầu tại các kỳ họp trước.
Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo Nghị quyết cần rà soát, nghiên cứu kỹ, đối với những dự án luật nào được thực hiện theo hình thức rút gọn hoặc cho ý kiến lần đầu cần được nêu rõ trong Nghị quyết.
Làm rõ trách nhiệm của đối tượng giám sát và đối tượng chịu sự giám sát
Liên quan đến dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, nhiều đại biểu nhận định thời gian qua, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, được dư luận và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, qua đó nâng cao vai trò, uy tín, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử.
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân cũng bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập. Do đó, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về giám sát trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân hiện hành để ban hành một đạo luật chung về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân là hết sức cần thiết.
Đại biểu Ngô Thị Minh của tỉnh Quảng Ninh khẳng định các hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội trong thời gian qua được thực hiện công phu, đầu tư nhiều thời gian, công sức để có những kiến nghị sau giám sát. Tuy nhiên, việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát còn chưa hiệu quả, cần quy định cụ thể hơn trong luật.
Đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm quy định hằng năm Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành thời gian để các cơ quan chịu sự giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội giải trình về việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát chuyên đề, để việc giám sát đạt được kết quả tốt hơn.
Thể hiện quan điểm cần quy định rõ hơn trách nhiệm của đối tượng đi giám sát và đối tượng chịu sự giám sát, đại biểu Nguyễn Đình Quyền của Hà Nội đề xuất trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Nhân dân... cần tiếp tục được đề cao, cụ thể hóa hơn nữa.
Bên cạnh việc quy định trách nhiệm của đối tượng chịu sự giám sát, dự án luật cũng cần nêu rõ trách nhiệm của người giám sát; tăng cường hiệu quả của kết luận giám sát, nêu rõ địa chỉ cụ thể, cách thức xử lý trách nhiệm, tránh kết luận giám sát chung chung.
Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn là nội dung được các đại biểu Cao Sỹ Kiêm ở tỉnh Thái Bình, Nguyễn Văn Danh của tỉnh Tiền Giang quan tâm, thảo luận. Đại biểu Cao Sỹ Kiêm nêu rõ vấn đề được cử tri và dư luận quan tâm là việc giám sát và thực hiện trách nhiệm sau chất vấn. Những vấn đề người bị chất vấn không thực hiện được cần giải thích rõ lý do và nguyên nhân...
Đại biểu Nguyễn Văn Danh nhấn mạnh chất vấn là công cụ giám sát rất mạnh tác động đến hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước. Nhưng hoạt động này chỉ có hiệu lực mạnh khi tất cả các vấn đề được trả lời trực tiếp, công khai trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Nhân dân theo lĩnh vực.
Không đồng tình với quy định việc chất vấn và trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề, đại biểu Nguyễn Văn Danh cho rằng việc lựa chọn nhóm vấn đề sẽ giới hạn nội dung trả lời của người bị chất vấn.
Trong một số trường hợp, người bị chất vấn có thể từ chối những vấn đề bức xúc đang đặt ra hoặc trả lời bằng văn bản các vấn đề này. Người bị chất vấn nên trả lời tất cả các nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách mà đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Nhân dân nêu ra.../.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng Phùng Văn Hùng phát biểu ý kiến. (Ảnh: TTXVN) |
Cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015, các đại biểu đánh giá, thời gian qua Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, góp phần nâng cao chất lượng cũng như tiến độ chuẩn bị các dự án.
Công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã có chuyển biến tích cực hơn.
Tuy nhiên, các ý kiến cũng nhận định bên cạnh những kết quả đạt được thì việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội vẫn còn những hạn chế kéo dài, chậm được khắc phục như số lượng các dự án đề nghị điều chỉnh, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn nhiều.
Chất lượng của một số dự án luật còn hạn chế như tình trạng “tồn đọng” văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều. Việc gửi tài liệu của nhiều dự án cho cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội không đúng thời gian Luật định nên ảnh hưởng đến Chương trình làm việc của các cơ quan này và chất lượng văn bản.
Theo đại biểu Nguyễn Xuân Tý (Bến Tre), cần nghiên cứu kỹ nguyên nhân của việc điều chỉnh thời hạn trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số dự án luật. Cơ quan trình luật là Chính phủ, trong đó các bộ, ngành chịu trách nhiệm về soạn thảo nội dung.
Ở Quốc hội, cơ quan tham mưu là các Ủy ban của Quốc hội. Việc "đưa vào" hoặc "rút ra" các dự án luật là do hai bên chưa có "hợp đồng" chắc chắn, đối với các luật nhạy cảm, các cơ quan trình ra chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động.
Thời gian tới, việc đưa các dự án luật vào chương trình cần làm một cách chắc chắn, có quyết tâm cao. Nếu không trình được dự án Luật theo chương trình đã được thông qua, Chính phủ phải chịu trách nhiệm. Trong quá trình xem xét, nếu các Ủy ban của Quốc hội có vấn đề gì thiếu sót, các ủy ban này sẽ phải chịu trách nhiệm. Từ đó cho thấy chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cần có định hướng rõ ràng.
Quan tâm đến việc lùi thời gian trình dự án Luật Biểu tình (từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ chín), dự án Luật về hội (từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10) sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV (tháng 10/2016), đại biểu Lê Đình Khanh của tỉnh Hải Dương nêu ý kiến: các dự án Luật Biểu tình và Luật về hội đã được đưa vào nhiều chương trình kỳ họp, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, công tác chuẩn bị còn chậm.
Việc xây dựng, thông qua các dự án luật có tính kế thừa, tuy nhiên đối với các dự án đã được trình trong khóa XIII nên nghiên cứu hoàn thành ngay trong khóa, để đến khóa mới, bàn luật mới, tránh tình trạng nhiều đại biểu Quốc hội khóa mới không nắm được tinh thần và nội dung các đại biểu khóa trước đã thảo luận.
Cho rằng dự thảo Nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII năm 2015 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 còn nhiều bất hợp lý, đại biểu Lê Đình Khanh dẫn chứng: theo chương trình, tại kỳ họp thứ 11 khóa XIII chỉ đưa ra Quốc hội cho ý kiến lần 1 đối với dự án Luật Biểu tình.
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội cho ý kiến đối với 3 dự án: Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủy sản, Luật Du lịch (sửa đổi). Tuy nhiên đến Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội lại thông qua tới 10 dự án Luật, trong đó chỉ có 4 luật đã cho ý kiến lần đầu tại các kỳ họp trước.
Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo Nghị quyết cần rà soát, nghiên cứu kỹ, đối với những dự án luật nào được thực hiện theo hình thức rút gọn hoặc cho ý kiến lần đầu cần được nêu rõ trong Nghị quyết.
Làm rõ trách nhiệm của đối tượng giám sát và đối tượng chịu sự giám sát
Liên quan đến dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, nhiều đại biểu nhận định thời gian qua, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, được dư luận và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, qua đó nâng cao vai trò, uy tín, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử.
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân cũng bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập. Do đó, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về giám sát trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân hiện hành để ban hành một đạo luật chung về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân là hết sức cần thiết.
Đại biểu Ngô Thị Minh của tỉnh Quảng Ninh khẳng định các hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội trong thời gian qua được thực hiện công phu, đầu tư nhiều thời gian, công sức để có những kiến nghị sau giám sát. Tuy nhiên, việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát còn chưa hiệu quả, cần quy định cụ thể hơn trong luật.
Đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm quy định hằng năm Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành thời gian để các cơ quan chịu sự giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội giải trình về việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát chuyên đề, để việc giám sát đạt được kết quả tốt hơn.
Thể hiện quan điểm cần quy định rõ hơn trách nhiệm của đối tượng đi giám sát và đối tượng chịu sự giám sát, đại biểu Nguyễn Đình Quyền của Hà Nội đề xuất trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Nhân dân... cần tiếp tục được đề cao, cụ thể hóa hơn nữa.
Bên cạnh việc quy định trách nhiệm của đối tượng chịu sự giám sát, dự án luật cũng cần nêu rõ trách nhiệm của người giám sát; tăng cường hiệu quả của kết luận giám sát, nêu rõ địa chỉ cụ thể, cách thức xử lý trách nhiệm, tránh kết luận giám sát chung chung.
Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn là nội dung được các đại biểu Cao Sỹ Kiêm ở tỉnh Thái Bình, Nguyễn Văn Danh của tỉnh Tiền Giang quan tâm, thảo luận. Đại biểu Cao Sỹ Kiêm nêu rõ vấn đề được cử tri và dư luận quan tâm là việc giám sát và thực hiện trách nhiệm sau chất vấn. Những vấn đề người bị chất vấn không thực hiện được cần giải thích rõ lý do và nguyên nhân...
Đại biểu Nguyễn Văn Danh nhấn mạnh chất vấn là công cụ giám sát rất mạnh tác động đến hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước. Nhưng hoạt động này chỉ có hiệu lực mạnh khi tất cả các vấn đề được trả lời trực tiếp, công khai trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Nhân dân theo lĩnh vực.
Không đồng tình với quy định việc chất vấn và trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề, đại biểu Nguyễn Văn Danh cho rằng việc lựa chọn nhóm vấn đề sẽ giới hạn nội dung trả lời của người bị chất vấn.
Trong một số trường hợp, người bị chất vấn có thể từ chối những vấn đề bức xúc đang đặt ra hoặc trả lời bằng văn bản các vấn đề này. Người bị chất vấn nên trả lời tất cả các nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách mà đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Nhân dân nêu ra.../.
(TTXVN/VIETNAM+)