Theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 20/5, Chính phủ sẽ trình trước Quốc hội dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 20/5, Chính phủ sẽ trình trước Quốc hội dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Việc Quốc hội xem xét sửa đổi Bộ luật Hình sự lần này hướng tới mục tiêu đảm bảo tính minh bạch, khả thi và tính dự báo cao hơn.
Chưa thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội
Sau hơn 14 năm thi hành, Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có những tác động tích cực đối với công tác phòng, chống tội phạm , bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân.
Tuy nhiên, kể từ sau khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được ban hành, tình hình đất nước đã có những thay đổi lớn về mọi mặt. Việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân; chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã mang lại những chuyển biến lớn, tích cực về kinh tế-xã hội và đối ngoại của đất nước.
Bên cạnh đó, tình hình tội phạm nhìn chung vẫn diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Số lượng tội phạm luôn có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô và tính chất, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường. Điều này đã làm cho Bộ luật Hình sự hiện hành trở nên bất cập không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Mặc dù, năm 2009, Quốc hội khóa XII đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nhưng do phạm vi sửa đổi chỉ giới hạn trong một số điều nên chưa thể khắc phục được đầy đủ, toàn diện những bất cập của Bộ luật Hình sự trong thực tiễn.
Những hạn chế, bất cập này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; chưa thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước cũng như cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự của người dân.
Đổi mới nhận thức về chính sách hình sự
Việc Quốc hội xem xét sửa đổi Bộ luật Hình sự lần này mong muốn phát huy hơn nữa vai trò của Bộ luật với tư cách là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng...
Phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự lần này được xác định là cơ bản và toàn diện nhằm hướng tới việc đổi mới nhận thức về chính sách hình sự mà trọng tâm là đổi mới quan niệm về tội phạm và hình phạt, về cơ sở của trách nhiệm hình sự, về chính sách xử lý đối với một số loại tội phạm và loại chủ thể phạm tội.
Việc sửa đổi nhằm đảm bảo các quy định của Bộ luật Hình sự không chỉ là công cụ pháp lý để các cơ quan chức năng đấu tranh, trấn áp tội phạm mà còn là cơ sở pháp lý để bảo vệ sự phát triển lành mạnh các quan hệ kinh tế-xã hội; để mọi người dân tự bảo vệ mình, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội; khuyến khích mọi người dân chủ động tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Dự thảo Bộ luật sửa đổi tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp hình sự của các nước trong khu vực, trên thế giới; đồng thời đồng bộ với các luật, bộ luật đã được ban hành (như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hôn nhân và Gia đình...) cũng như các luật, dự luật đang được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới như Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), các luật về quyền con người, quyền công dân.
Để phục vụ cho việc xây dựng dự án Bộ luật, bên cạnh hoạt động tổng kết thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ Tư pháp (cơ quan chủ trì soạn thảo) đã tổ chức các Đoàn khảo sát liên ngành về tình hình thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 tại chín tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc ba miền; tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm bàn về những bất cập, hạn chế của Bộ luật hiện hành và đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới./.
Toàn cảnh khai mạc kỳ họp Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII. (Ảnh: TTXVN) |
Chưa thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội
Sau hơn 14 năm thi hành, Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có những tác động tích cực đối với công tác phòng, chống tội phạm , bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân.
Tuy nhiên, kể từ sau khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được ban hành, tình hình đất nước đã có những thay đổi lớn về mọi mặt. Việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân; chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã mang lại những chuyển biến lớn, tích cực về kinh tế-xã hội và đối ngoại của đất nước.
Bên cạnh đó, tình hình tội phạm nhìn chung vẫn diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Số lượng tội phạm luôn có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô và tính chất, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường. Điều này đã làm cho Bộ luật Hình sự hiện hành trở nên bất cập không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Mặc dù, năm 2009, Quốc hội khóa XII đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nhưng do phạm vi sửa đổi chỉ giới hạn trong một số điều nên chưa thể khắc phục được đầy đủ, toàn diện những bất cập của Bộ luật Hình sự trong thực tiễn.
Những hạn chế, bất cập này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; chưa thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước cũng như cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự của người dân.
Đổi mới nhận thức về chính sách hình sự
Việc Quốc hội xem xét sửa đổi Bộ luật Hình sự lần này mong muốn phát huy hơn nữa vai trò của Bộ luật với tư cách là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng...
Phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự lần này được xác định là cơ bản và toàn diện nhằm hướng tới việc đổi mới nhận thức về chính sách hình sự mà trọng tâm là đổi mới quan niệm về tội phạm và hình phạt, về cơ sở của trách nhiệm hình sự, về chính sách xử lý đối với một số loại tội phạm và loại chủ thể phạm tội.
Việc sửa đổi nhằm đảm bảo các quy định của Bộ luật Hình sự không chỉ là công cụ pháp lý để các cơ quan chức năng đấu tranh, trấn áp tội phạm mà còn là cơ sở pháp lý để bảo vệ sự phát triển lành mạnh các quan hệ kinh tế-xã hội; để mọi người dân tự bảo vệ mình, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội; khuyến khích mọi người dân chủ động tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Dự thảo Bộ luật sửa đổi tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp hình sự của các nước trong khu vực, trên thế giới; đồng thời đồng bộ với các luật, bộ luật đã được ban hành (như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hôn nhân và Gia đình...) cũng như các luật, dự luật đang được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới như Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), các luật về quyền con người, quyền công dân.
Để phục vụ cho việc xây dựng dự án Bộ luật, bên cạnh hoạt động tổng kết thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ Tư pháp (cơ quan chủ trì soạn thảo) đã tổ chức các Đoàn khảo sát liên ngành về tình hình thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 tại chín tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc ba miền; tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm bàn về những bất cập, hạn chế của Bộ luật hiện hành và đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới./.
(TTXVN/VIETNAM+)