Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế sẽ lùi thời gian tăng viện phí, để công tác chuẩn bị được tốt hơn.
Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế sẽ lùi thời gian tăng viện phí, để công tác chuẩn bị được tốt hơn.
Theo dự kiến ban đầu của Bộ Y tế, việc điều chỉnh tăng giá viện phí sẽ được thực hiện vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016.
Theo ông Nam Liên, hiện nay, thời gian để thực hiện việc này sẽ được chuyển hẳn sang năm 2016. Lộ trình theo dự kiến sẽ thực hiện cho người có thẻ bảo hiểm y tế trước, người không có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện sau.
Phân tích nguyên nhân lùi thời gian áp dụng điều chỉnh tăng giá viện phí, ông Nguyễn Nam Liên chỉ rõ, việc tạm lùi thời gian tăng viện phí này nhằm giúp Bộ Y tế và các cơ quan liên quan có thêm thời gian chỉnh sửa phần mềm thu viện phí.
Ông Liên cho hay: “Thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã có cuộc làm việc với các bệnh viện và thấy vấn đề khó khăn hiện nay là sẽ phải thực hiện cho người có thể bảo hiểm y tế trước và người không có thẻ bảo hiểm y tế sau. Như vậy, bệnh viện cùng một lúc thực hiện cùng một dịch vụ nhưng có hai mức giá, cho nên phải có phần mềm thật chính xác để tránh xảy ra nhầm lẫn không đáng có.”
Theo ông Liên, còn một nguyên nhân nữa là do còn tình trạng nhiều người dân chưa tham gia bảo hiểm y tế, với mức lùi thời hạn này họ sẽ có thời gian dài hơn để hiểu được chính sách bảo hiểm y tế và có thời gian để tham gia bảo hiểm y tế. Bởi tham gia bảo hiểm y tế người dân ngày hôm nay tham gia, không phải ngày mai họ được hưởng luôn mà phải sau một thời gian nhất định.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Hiện ở hơn 10 tỉnh, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt dưới 60% dân số và người chưa có bảo hiểm sẽ gặp khó khăn khi áp dụng viện phí mới với nhóm trả viện phí trực tiếp. Vì vậy, người dân phải tăng cường tham gia bảo hiểm y tế.
Người dân chờ đến lượt khám bệnh. (Nguồn: TTXVN) |
Theo ông Nam Liên, hiện nay, thời gian để thực hiện việc này sẽ được chuyển hẳn sang năm 2016. Lộ trình theo dự kiến sẽ thực hiện cho người có thẻ bảo hiểm y tế trước, người không có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện sau.
Phân tích nguyên nhân lùi thời gian áp dụng điều chỉnh tăng giá viện phí, ông Nguyễn Nam Liên chỉ rõ, việc tạm lùi thời gian tăng viện phí này nhằm giúp Bộ Y tế và các cơ quan liên quan có thêm thời gian chỉnh sửa phần mềm thu viện phí.
Ông Liên cho hay: “Thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã có cuộc làm việc với các bệnh viện và thấy vấn đề khó khăn hiện nay là sẽ phải thực hiện cho người có thể bảo hiểm y tế trước và người không có thẻ bảo hiểm y tế sau. Như vậy, bệnh viện cùng một lúc thực hiện cùng một dịch vụ nhưng có hai mức giá, cho nên phải có phần mềm thật chính xác để tránh xảy ra nhầm lẫn không đáng có.”
Theo ông Liên, còn một nguyên nhân nữa là do còn tình trạng nhiều người dân chưa tham gia bảo hiểm y tế, với mức lùi thời hạn này họ sẽ có thời gian dài hơn để hiểu được chính sách bảo hiểm y tế và có thời gian để tham gia bảo hiểm y tế. Bởi tham gia bảo hiểm y tế người dân ngày hôm nay tham gia, không phải ngày mai họ được hưởng luôn mà phải sau một thời gian nhất định.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Hiện ở hơn 10 tỉnh, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt dưới 60% dân số và người chưa có bảo hiểm sẽ gặp khó khăn khi áp dụng viện phí mới với nhóm trả viện phí trực tiếp. Vì vậy, người dân phải tăng cường tham gia bảo hiểm y tế.
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/2/2015 quy định lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong đó đã quy định lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ công theo ba giai đoạn.
Giai đoạn gần nhất là đến năm 2016 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp; Giai đoạn thứ hai đến năm 2018, tính dủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định; Giai đoạn thứ ba đến năm 2020 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Vì thế, liên Bộ đang xây dựng thông tư về điều chỉnh giá dịch vụ thống nhất các bệnh viên đồng hạng trên toàn quốc với 1.800 giá dịch vụ, chủ yếu điều chỉnh ở tiền khám bệnh và tiền giường sẽ phân hạng bệnh khác nhau.
(VIETNAM+)