Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 10, sáng 17/11, Quốc hội đã chất vấn và nghe Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát về vấn đề quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 10, sáng 17/11, Quốc hội đã chất vấn và nghe Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát về vấn đề quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
[links()]Giải đáp câu hỏi của một số đại biểu liên quan đến vấn đề quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết Bộ nhận thức rõ nhu cầu, mong đợi của nhân dân, trách nhiệm quản lý Nhà nước trong vấn đề này.
Trong thời gian qua, Bộ đã có giám sát tình hình an toàn thực phẩm và đã có báo cáo Quốc hội. Chín tháng đầu năm nay có giám sát cho thấy: 1% thủy sản, 10% rau, 7,6% thịt có dư lượng vượt mức cho phép. Vấn đề là nhân dân không phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn hay không an toàn nên có cảm giác hầu hết không an toàn. Vì vậy, cần có các biện pháp để giúp nhân dân có thể phân biệt được.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định nguyên nhân của tình trạng trên là do sản xuất nông lâm thủy sản có hàng triệu hộ, riêng lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật có 103 doanh nghiệp sản xuất, hơn 200 doanh nghiệp kinh doanh, 30.000 cửa hàng bán lẻ. Muốn tạo sự chuyển biến cần kiểm soát được toàn bộ lực lượng này.
Mặt khác, bộ máy và nguồn lực thực hiện còn hạn chế. Giải pháp trong thời gian tới là cần đẩy mạnh thực hiện 5 khâu công việc, đặc biệt là tổ chức sản xuất theo chuỗi, tăng cường kiểm tra, kiểm soát vi phạm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm. Qua sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã giảm, đặc biệt là ở phía Nam.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiện toàn nâng cao năng lực bộ máy; sự phối hợp mạnh mẽ của các ngành, các cấp, các đoàn thể; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý.
Bộ trưởng kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung vào điều 155 và 244 Bộ Luật hình sự để có sơ sở pháp lý mạnh để xử lý các vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm. “Không thể chỉ nặng về kiểm soát, xử lý mà cái gốc của vấn đề là cần hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân sản xuất sản phẩm sạch và giúp người tiêu dùng nhận biết được đâu là sản phẩm an toàn,” Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ rõ.
Trả lời đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (Thành phố Hồ Chí Minh) về các biện pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong điều kiện Việt Nam đang chuẩn bị thực hiện các Hiệp định tự do hóa thương mại, Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ: Nông nghiệp Việt Nam đã ở giai đoạn sản xuất đáp ứng vượt xa nhu cầu tiêu dùng trong nước, kể cả lương thực thực phẩm.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế, Trung ương Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã xác định lợi ích cốt lõi của quá trình đàm phán các Hiệp định tự do hóa thương mại là tạo điều kiện để nông nghiệp phát triển. Vì vậy, các Hiệp định đều mở cửa để tạo cơ hội cho nông nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường nhiều hơn vào thị trường đối tác.
Tuy nhiên, để phát huy được cơ hội đó, phải có sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh. Việt Nam có những sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu như mía đường, sản phẩm chăn nuôi… Lấy ví dụ, cả nước Mỹ mới có 40 công ty và 29.500 hộ, nuôi 9 tỷ con gà/năm; trong khi đó, Việt Nam 8 triệu hộ nông dân nuôi 320 triệu con gà/năm… vì vậy năng suất, chất lượng và giá thành cao.
Không thể để ngành chăn nuôi thất bại trên sân nhà, vì đây là cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Giải pháp giải quyết vấn đề này là cần phải tổ chức lại sản xuất, hỗ trợ nhân dân nhanh chóng ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất ra các mặt hàng nông sản.
Đối với các nông sản đang yếu càng phải sản xuất ra nhiều hơn để hỗ trợ nhân dân, nhất là các hộ nông dân nhỏ, giúp năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn để cạnh tranh được với hàng nhập khẩu; tạo điều kiện để các hộ sản xuất lớn, các công ty sản xuất theo kiểu công nghiệp, đạt trình độ của các đối tác.
Đối với việc đẩy mạnh liên kết bốn nhà theo câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết việc liên kết 4 nhà được mong đợi sẽ mở ra hướng mới để nông nghiệp phát triển bền vững, phân chia lợi ích theo chuỗi công bằng hơn, có lợi cho nông dân hơn.
Thời gian qua đã có chủ trương và áp dụng khá tốt đối với một số sản phẩm như bò sữa, mía nhưng không ra diện rộng. Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định 62 về chính sách khuyến khích liên kết và xây dựng cánh đồng lớn.
Sau một năm thực hiện chủ yếu là trên cây lúa, đạt được diện tích trên 500.000ha nhưng so với 7,5ha gieo trồng lúa, tỷ lệ này chưa phải là cao. Vì thế, Bộ đã chỉ đạo sơ kết 1 năm và sẽ báo cáo Chính phủ để có các điều chỉnh cho chính sách có hiệu lực hơn, không chỉ cho cây lúa mà mở rộng cho các sản phẩm khác. Đây là việc khuyến khích nhân dân; trong đó, doanh nghiệp có vai trò then chốt.
Phải có nhiều doanh nghiệp mạnh là “đầu tàu” cho các chuỗi liên kết đó. Cùng với doanh nghiệp phải có các hợp tác xã hoặc có các hình thức tổ chức liên kết nông dân để tổ chức đầu mối bởi một doanh nghiệp không thể tự liên kết với hàng chục triệu hộ nông dân. Mặt khác, cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp. Bài học hơn một năm qua cho thấy nơi nào chính quyền quan tâm thực sự, hướng dẫn, tổ chức phối kết hợp giữa doanh nghiệp với nông dân, nơi đó kết quả tốt hơn.
Để thực hiện chính sách này trên diện rộng, cần tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển, hoạt động có hiệu quả, phát triển các hình thức hợp tác kiểu mới.
Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thương hiệu được hình thành, gắn với các doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu không chỉ là đặt tên mà nó là quá trình xây dựng hình ảnh của một sản phẩm. Vì vậy, Bộ tập trung vào hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp để các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ này, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh./.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) |
Trong thời gian qua, Bộ đã có giám sát tình hình an toàn thực phẩm và đã có báo cáo Quốc hội. Chín tháng đầu năm nay có giám sát cho thấy: 1% thủy sản, 10% rau, 7,6% thịt có dư lượng vượt mức cho phép. Vấn đề là nhân dân không phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn hay không an toàn nên có cảm giác hầu hết không an toàn. Vì vậy, cần có các biện pháp để giúp nhân dân có thể phân biệt được.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định nguyên nhân của tình trạng trên là do sản xuất nông lâm thủy sản có hàng triệu hộ, riêng lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật có 103 doanh nghiệp sản xuất, hơn 200 doanh nghiệp kinh doanh, 30.000 cửa hàng bán lẻ. Muốn tạo sự chuyển biến cần kiểm soát được toàn bộ lực lượng này.
Mặt khác, bộ máy và nguồn lực thực hiện còn hạn chế. Giải pháp trong thời gian tới là cần đẩy mạnh thực hiện 5 khâu công việc, đặc biệt là tổ chức sản xuất theo chuỗi, tăng cường kiểm tra, kiểm soát vi phạm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm. Qua sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã giảm, đặc biệt là ở phía Nam.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiện toàn nâng cao năng lực bộ máy; sự phối hợp mạnh mẽ của các ngành, các cấp, các đoàn thể; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý.
Bộ trưởng kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung vào điều 155 và 244 Bộ Luật hình sự để có sơ sở pháp lý mạnh để xử lý các vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm. “Không thể chỉ nặng về kiểm soát, xử lý mà cái gốc của vấn đề là cần hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân sản xuất sản phẩm sạch và giúp người tiêu dùng nhận biết được đâu là sản phẩm an toàn,” Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ rõ.
Trả lời đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (Thành phố Hồ Chí Minh) về các biện pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong điều kiện Việt Nam đang chuẩn bị thực hiện các Hiệp định tự do hóa thương mại, Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ: Nông nghiệp Việt Nam đã ở giai đoạn sản xuất đáp ứng vượt xa nhu cầu tiêu dùng trong nước, kể cả lương thực thực phẩm.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế, Trung ương Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã xác định lợi ích cốt lõi của quá trình đàm phán các Hiệp định tự do hóa thương mại là tạo điều kiện để nông nghiệp phát triển. Vì vậy, các Hiệp định đều mở cửa để tạo cơ hội cho nông nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường nhiều hơn vào thị trường đối tác.
Tuy nhiên, để phát huy được cơ hội đó, phải có sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh. Việt Nam có những sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu như mía đường, sản phẩm chăn nuôi… Lấy ví dụ, cả nước Mỹ mới có 40 công ty và 29.500 hộ, nuôi 9 tỷ con gà/năm; trong khi đó, Việt Nam 8 triệu hộ nông dân nuôi 320 triệu con gà/năm… vì vậy năng suất, chất lượng và giá thành cao.
Không thể để ngành chăn nuôi thất bại trên sân nhà, vì đây là cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Giải pháp giải quyết vấn đề này là cần phải tổ chức lại sản xuất, hỗ trợ nhân dân nhanh chóng ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất ra các mặt hàng nông sản.
Đối với các nông sản đang yếu càng phải sản xuất ra nhiều hơn để hỗ trợ nhân dân, nhất là các hộ nông dân nhỏ, giúp năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn để cạnh tranh được với hàng nhập khẩu; tạo điều kiện để các hộ sản xuất lớn, các công ty sản xuất theo kiểu công nghiệp, đạt trình độ của các đối tác.
Đối với việc đẩy mạnh liên kết bốn nhà theo câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết việc liên kết 4 nhà được mong đợi sẽ mở ra hướng mới để nông nghiệp phát triển bền vững, phân chia lợi ích theo chuỗi công bằng hơn, có lợi cho nông dân hơn.
Thời gian qua đã có chủ trương và áp dụng khá tốt đối với một số sản phẩm như bò sữa, mía nhưng không ra diện rộng. Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định 62 về chính sách khuyến khích liên kết và xây dựng cánh đồng lớn.
Sau một năm thực hiện chủ yếu là trên cây lúa, đạt được diện tích trên 500.000ha nhưng so với 7,5ha gieo trồng lúa, tỷ lệ này chưa phải là cao. Vì thế, Bộ đã chỉ đạo sơ kết 1 năm và sẽ báo cáo Chính phủ để có các điều chỉnh cho chính sách có hiệu lực hơn, không chỉ cho cây lúa mà mở rộng cho các sản phẩm khác. Đây là việc khuyến khích nhân dân; trong đó, doanh nghiệp có vai trò then chốt.
Phải có nhiều doanh nghiệp mạnh là “đầu tàu” cho các chuỗi liên kết đó. Cùng với doanh nghiệp phải có các hợp tác xã hoặc có các hình thức tổ chức liên kết nông dân để tổ chức đầu mối bởi một doanh nghiệp không thể tự liên kết với hàng chục triệu hộ nông dân. Mặt khác, cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp. Bài học hơn một năm qua cho thấy nơi nào chính quyền quan tâm thực sự, hướng dẫn, tổ chức phối kết hợp giữa doanh nghiệp với nông dân, nơi đó kết quả tốt hơn.
Để thực hiện chính sách này trên diện rộng, cần tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển, hoạt động có hiệu quả, phát triển các hình thức hợp tác kiểu mới.
Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thương hiệu được hình thành, gắn với các doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu không chỉ là đặt tên mà nó là quá trình xây dựng hình ảnh của một sản phẩm. Vì vậy, Bộ tập trung vào hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp để các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ này, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh./.
(TTXVN/VIETNAM+)