Lo ngại thị trường bất động sản sẽ diễn biến "bong bóng" trong thời gian tới là nội dung đã được Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trình bày tại nghị trường trong phiên chất vấn Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, ngày 17/11.
Lo ngại thị trường bất động sản sẽ diễn biến “bong bóng” trong thời gian tới là nội dung đã được Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trình bày tại nghị trường trong phiên chất vấn Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, ngày 17/11.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Trịnh Đình Dũng cho biết khi thị trường bất động sản đóng băng từ năm 2011 đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường bất động sản. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng có ngay những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; trong đó, khắc phục ngay tình trạng lệch pha cung-cầu và giải pháp tháo gỡ cho thị trường bất động sản nhưng gắn với chiến lược thực hiện nhà ở quốc gia và các giải pháp thực hiện.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết khi thị trường bất động sản ấm lên như hiện nay, đã xuất hiện tình trạng đầu cơ. Từ đó, ở một số dự án, giá mua nhà của người sử dụng đã cao hơn nhiều so với giá chủ đầu tư bán ra lần đầu. Không những thế, đối với một số dự án có vị trí đẹp, hạ tầng dịch vụ đầy đủ, tiến độ thi công nhanh; giá đã được đẩy cao lên và chủ đầu tư cũng chủ động tăng giá. Mặc khác, có xu hướng có nhiều dự án bất động sản cũng được khởi công.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Xây dung khẳng định rằng theo các nghiên cứu của các chuyên gia cũng như kinh nghiệm của những nước trải qua thời kỳ “bong bóng’ bất động sản, bong bóng bất động sản sẽ chỉ xảy ra khi hội tụ đầy đủ các yếu tố sau: thứ nhất là nền kinh tế phát triển không ổn định và đặc biệt là phát triển nóng; thứ hai là các thị trường khác hoạt động không hiệu quả và thiếu hấp dẫn. Và lúc đó, người dân sẽ dồn tiền vào thị trường bất động sản; thứ ba là nguồn cung bất động sản lệch pha cung-cầu.
Thứ tư, là chính sách tài chính bất động sản lỏng lẻo; rồi chứng khoán hóa bất động sản; hạ chuẩn tín dụng bất động sản một cách dễ dàng; thứ năm là thiếu sự kiểm soát kịp thời của Nhà nước trong quá trình đầu tư xây dựng; đặc biệt là quản lý phát triển đô thị, quản lý thị trường bất động sản. Các yếu tố trên, đối chiếu với tình hình hiện nay thì khó có thể xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, sự diễn biến của thị trường bất động sản rất phức tạp nên không thể chủ quan mà còn phải chủ động để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển bền vững và khi thị trường bất động sản bền vững sẽ làm cho các thị trường khác như thị trường tài chính, tín dụng; thị trường vật liệu xây dựng và các thị trường hàng hóa khác… sẽ phát triển ổn định. Nhờ đó, sẽ phát triển ổn định nền kinh tế.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, để phát triển bền vững thị trường bất động sản, trước hết, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, phát triển đô thị; các pháp luật liên quan đến phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Thời gian qua, một loạt các Luật đã được ban hành nhưng vẫn cần cụ thể hóa, hoàn thiện, bổ sung những vấn đề còn thiếu sót, hạn chế, chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, cần tập trung kiểm soát quá trình phát triển đô thị theo quy; đồng thời, khắc phục tình trạng đầu tư chỉ theo quy hoạch mà không theo kế hoạch.
Mặt khác, cần kiên trì thực hiện các giải pháp phát triển của thị trường bất động sản và thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia. Do đó, cần tái cơ cấu thị trường bất động sản; tái cơ cấu các sản phẩm bất động sản để đa dạng hóa các sản phẩm bất động sản thay vì trước đây các sản phẩm bất động sản cho một nhóm những người có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường, còn thiếu rất nhiều sản phẩm dành cho những người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp.
Trong khi đó, những người dân này đang rất cần và họ có khả năng thanh toán. Do đó, chúng ta cần đa dạng hóa sản phẩm bất động sản để mọi người dân đều được cải thiện nhà ở và có thể có sự hỗ trợ của Nhà nước.
“Phải kiểm soát thị trường tín dụng; trong đó, kiểm soát chặt chẽ thị trường tín dụng bất động sản; tập trung tái cơ cấu các doanh nghiệp bất động sản; nâng cao tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp; khắc phục những sản phẩm bất động sản kém chất lượng và những doanh nghiệp bất động sản không có khả năng kinh doanh, dẫn đến thua lỗ gây thiệt hại cho khách hàng cũng như cho nền kinh tế,” Bộ trưởng khẳng định./.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) |
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết khi thị trường bất động sản ấm lên như hiện nay, đã xuất hiện tình trạng đầu cơ. Từ đó, ở một số dự án, giá mua nhà của người sử dụng đã cao hơn nhiều so với giá chủ đầu tư bán ra lần đầu. Không những thế, đối với một số dự án có vị trí đẹp, hạ tầng dịch vụ đầy đủ, tiến độ thi công nhanh; giá đã được đẩy cao lên và chủ đầu tư cũng chủ động tăng giá. Mặc khác, có xu hướng có nhiều dự án bất động sản cũng được khởi công.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Xây dung khẳng định rằng theo các nghiên cứu của các chuyên gia cũng như kinh nghiệm của những nước trải qua thời kỳ “bong bóng’ bất động sản, bong bóng bất động sản sẽ chỉ xảy ra khi hội tụ đầy đủ các yếu tố sau: thứ nhất là nền kinh tế phát triển không ổn định và đặc biệt là phát triển nóng; thứ hai là các thị trường khác hoạt động không hiệu quả và thiếu hấp dẫn. Và lúc đó, người dân sẽ dồn tiền vào thị trường bất động sản; thứ ba là nguồn cung bất động sản lệch pha cung-cầu.
Thứ tư, là chính sách tài chính bất động sản lỏng lẻo; rồi chứng khoán hóa bất động sản; hạ chuẩn tín dụng bất động sản một cách dễ dàng; thứ năm là thiếu sự kiểm soát kịp thời của Nhà nước trong quá trình đầu tư xây dựng; đặc biệt là quản lý phát triển đô thị, quản lý thị trường bất động sản. Các yếu tố trên, đối chiếu với tình hình hiện nay thì khó có thể xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, sự diễn biến của thị trường bất động sản rất phức tạp nên không thể chủ quan mà còn phải chủ động để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển bền vững và khi thị trường bất động sản bền vững sẽ làm cho các thị trường khác như thị trường tài chính, tín dụng; thị trường vật liệu xây dựng và các thị trường hàng hóa khác… sẽ phát triển ổn định. Nhờ đó, sẽ phát triển ổn định nền kinh tế.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, để phát triển bền vững thị trường bất động sản, trước hết, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, phát triển đô thị; các pháp luật liên quan đến phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Thời gian qua, một loạt các Luật đã được ban hành nhưng vẫn cần cụ thể hóa, hoàn thiện, bổ sung những vấn đề còn thiếu sót, hạn chế, chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, cần tập trung kiểm soát quá trình phát triển đô thị theo quy; đồng thời, khắc phục tình trạng đầu tư chỉ theo quy hoạch mà không theo kế hoạch.
Mặt khác, cần kiên trì thực hiện các giải pháp phát triển của thị trường bất động sản và thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia. Do đó, cần tái cơ cấu thị trường bất động sản; tái cơ cấu các sản phẩm bất động sản để đa dạng hóa các sản phẩm bất động sản thay vì trước đây các sản phẩm bất động sản cho một nhóm những người có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường, còn thiếu rất nhiều sản phẩm dành cho những người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp.
Trong khi đó, những người dân này đang rất cần và họ có khả năng thanh toán. Do đó, chúng ta cần đa dạng hóa sản phẩm bất động sản để mọi người dân đều được cải thiện nhà ở và có thể có sự hỗ trợ của Nhà nước.
“Phải kiểm soát thị trường tín dụng; trong đó, kiểm soát chặt chẽ thị trường tín dụng bất động sản; tập trung tái cơ cấu các doanh nghiệp bất động sản; nâng cao tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp; khắc phục những sản phẩm bất động sản kém chất lượng và những doanh nghiệp bất động sản không có khả năng kinh doanh, dẫn đến thua lỗ gây thiệt hại cho khách hàng cũng như cho nền kinh tế,” Bộ trưởng khẳng định./.
(TTXVN/VIETNAM+)