Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, chiều 4-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, chiều 4-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, chiều 4-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Báo chí (sửa đổi). |
Tờ trình của Chính phủ khẳng định việc xây dựng Luật Báo chí phải nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí; phát huy tối đa những mặt tích cực, khắc phục tối đa những thiếu sót, khuyết điểm trong hoạt động báo chí; phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt báo chí. Đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; cơ chế thực thi bảo đảm không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đồng thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về báo chí; cụ thể hóa đầy đủ, chính xác cương lĩnh của Đảng và quy định của Hiến pháp năm 2013.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đánh giá về tổng thể dự thảo Luật Báo chí đã kế thừa những nội dung cơ bản của luật hiện hành, tiếp cận xu hướng phát triển của báo chí nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và để phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Điểm mới của dự thảo luật so với luật hiện hành là cụ thể hóa chương quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí theo tinh thần Hiến pháp 2013; mở rộng và quy định cụ thể đối tượng được thành lập cơ quan báo chí; quan tâm đến kinh tế báo chí; thừa nhận và cụ thể hóa phạm vi, lĩnh vực và nội dung liên kết trong tất cả các loại hình báo chí; bổ sung một số quy định mới về tổ chức báo chí. Ngoài ra, dự thảo luật cũng lựa chọn luật hóa những quy định trong các văn bản dưới luật về thông tin trên báo chí, thẻ nhà báo, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú… đã áp dụng ổn định trong thực tiễn hoạt động báo chí làm tăng tính cụ thể và khả thi của luật.
Thời gian còn lại của phiên làm việc chiều 4-11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015, xây dựng và đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Đề nghị tổ chức du lịch ra Trường Sa Trước đó vào chiều 3-11, tại buổi thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2015; dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2016, đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) phát biểu: “Điều 91 của Bộ luật Lao động quy định rất rõ là lương tối thiểu phải đáp ứng được đời sống tối thiểu… Tôi đề nghị, cố gắng không đầu năm 2016 được thì giữa năm 2016 cũng phải tăng lương tối thiểu là 5%”. Đại biểu Tùng đặt vấn đề nếu không tăng lương “cán bộ, công chức sống như thế nào? Như vậy sẽ đi đến tình trạng gây khó khăn cho nhân dân, gây khó khăn cho doanh nghiệp để rồi doanh nghiệp phải bôi trơn cho bộ máy là không thể nào chấp nhận được”. Đại biểu Đặng Ngọc Tùng cũng dành phần lớn thời gian để trình bày kiến nghị về vấn đề “dân sự hóa” các đảo tại Trường Sa. Theo ông Tùng, đó là một trong những biện pháp để bảo vệ vững chắc chủ quyền. Cụ thể là nối dài đường băng tại đảo Trường Sa Lớn, mở rộng các âu tàu, xây dựng các trung tâm hậu cần nghề cá trên khắp các đảo tại Trường Sa nhằm phục vụ việc đánh bắt, chế biến hải sản của ngư dân và tiếp đón được các máy bay dân sự cỡ lớn chở khách ra Trường Sa. Ông Tùng cũng đề nghị: “Phải gấp rút tổ chức các tuyến du lịch ra Trường Sa, vì nhân dân đang khát khao lắm. Không vì lý do gì khác mà chúng ta không làm”. |
L.V (tổng hợp)