Báo Đồng Nai điện tử
En

Thủ tướng, Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ khi nhậm chức

02:11, 24/11/2015

Thủ tướng, Chủ tịch nước quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao và phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ với thời gian không quá 3 phút.

Thủ tướng, Chủ tịch nước quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao và phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ với thời gian không quá 3 phút.

Theo Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng 24-11, khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp. Người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao và phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ với thời gian không quá 3 phút.

thu-tuong-chu-tich-nuoc-se-tuyen-the-khi-nham-chuc

Lãnh đạo Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ sẽ tuyên thệ khi nhậm chức. Ảnh minh họa.

Nội quy kỳ họp nêu rõ, đại biểu có trách nhiệm tham gia đầy đủ kỳ họp, phiên họp Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Trường hợp không thể tham dự phiên họp phải báo cáo người có thẩm quyền. Nếu vắng mặt từ 3 ngày làm việc liên tục trở lên tại mỗi kỳ họp thì phải có báo cáo bằng gửi văn bản. Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.

Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nội quy kỳ họp Quốc hội lần này được sửa đổi theo tinh thần tạo thuận lợi cho người dân vào tham quan nhà Quốc hội, dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội, một mặt nhằm nâng cao hiểu biết của người dân, mặt khác tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội.

Tuy nhiên, việc công dân được vào dự thính tại các kỳ họp Quốc hội là một việc làm mới đối với Quốc hội Việt Nam, nên cần thực hiện và rút kinh nghiệm để có điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, Tổng thư ký Quốc hội được giao nhiệm vụ tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp của Quốc hội.

Nội quy kỳ họp Quốc hội sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.

Theo VnExpress

Tin xem nhiều