Ngày 20/12, tại xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp Bảo tàng tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học di tích Hành cung Lỗ Giang lần thứ hai - năm 2015.
Ngày 20/12, tại xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp Bảo tàng tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học di tích Hành cung Lỗ Giang lần thứ hai - năm 2015.
Lần khai quật thứ hai - năm 2015 diễn ra từ giữa tháng 11 tại hai khu vực: Khu A - 6 hố và Khu D - 1 hố.
So với lần khai quật thứ nhất - năm 2014, di vật khai quật được lần này phong phú hơn về số lượng và đa dạng về loại hình.
Nhiều hiện vật, dấu tích có giá trị đã được tìm thấy trong lần khai quật này như dấu vết móng trụ sỏi gia cố chân cột, bó nền gạch, các khoảng sân, móng trụ sỏi, nền sân gạch, dấu vết bó nền gạch, mảnh tượng cổ rồng, sành, gốm sứ, các cụm ngói (ngói mũi sen, ngói mũi lá, ngói lót), lá đề (lá đề cân, lá đề lệch trang trí hình rồng), mảnh đầu đao, tượng đầu rồng, gạch…
Đặc biệt, vật liệu kiến trúc thời Lê Trung Hưng, thời Nguyễn cũng được tìm thấy trong lần khai quật này.
Với kết quả khai quật khảo cổ học kết hợp với các nguồn tư liệu lịch sử, đã có thêm minh chứng rằng khu vực khai quật - đền Thái Lăng (xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) chính là Hành cung Lỗ Giang dưới thời vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, hay còn là Hành cung Kiến Xương thời vua Trần Hiến Tông xưa.
Đồng thời, lần đầu tiên làm rõ được không chỉ mặt bằng của một công trình kiến trúc mà là một tổ hợp ít nhất ba công trình kiến trúc kết nối với nhau trong một chỉnh thể có quy mô và sự nguy nga, tráng lệ được xây dựng công phu, đẹp đẽ mang tính chất cung điện, hoàng gia.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, cuộc khai quật, nghiên cứu khảo cổ học lần này chủ yếu tập trung vào khu vực đền Trần-Thái Lăng và đã thu được nhưng kết quả quan trọng, tiến thêm một bước dài trong nghiên cứu, nhận thức đánh giá về di tích kiến trúc Hành cung Lỗ Giang, làm rõ và khẳng định ngày một chân xác hơn sự hiện diện về các công trình kiến trúc có quy mô lớn tại Hành cung Lỗ Giang, thu thập nhiều bằng chứng khoa học mới bổ sung cho những nhận thức trước đây, năm 2014.
Kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ này cung cấp thêm rất nhiều tư liệu quan trọng không những minh chứng sinh động và rõ ràng về vị trí của Hành cung Lỗ Giang xưa trên đất Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình mà còn cung cấp nhưng cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ hiệu quả cho công tác nghiên cứu, so sánh, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học về di tích, di vật thời Trần của khu di tích Hoàng thành Thăng Long nói chung và các di tích khoa học khác.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trước năm 1293, bà Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Thái hậu - mẹ vua Trần Anh Tông, vợ vua Trần Nhân Tông đã từng sống ở cung Lỗ Giang, phủ Long Hưng và mất tại đây vào ngày 13/9/1293.
Hành cung Lỗ Giang cũng là nơi gắn liền đến sự nghiệp của vua Trần Hiến Tông, vị Hoàng đế trẻ tuổi này đã mất tại đây vào ngày 11/6/1341, khi mới 23 tuổi.
Hành cung Lỗ Giang mặc dù là một hành cung lớn, nằm ở vị trí quan trọng trong việc kết nối giữa Long Hưng (Thái Bình) - Tức Mặc (Nam Định) và Thăng Long (Hà Nội), nhưng trải qua thời gian và những biến cố thăng trầm của lịch sử, vị trí của Cung/Hành cung Lỗ Giang xưa ở đâu, diện mạo và quy mô của nó thế nào thì từ lâu vẫn là một ẩn số./.
Hiện vật đầu sư tử có khắc chữ "Vương" khai quật được tại khu vực đền Thái Lăng, tỉnh Thái Bình. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) |
So với lần khai quật thứ nhất - năm 2014, di vật khai quật được lần này phong phú hơn về số lượng và đa dạng về loại hình.
Nhiều hiện vật, dấu tích có giá trị đã được tìm thấy trong lần khai quật này như dấu vết móng trụ sỏi gia cố chân cột, bó nền gạch, các khoảng sân, móng trụ sỏi, nền sân gạch, dấu vết bó nền gạch, mảnh tượng cổ rồng, sành, gốm sứ, các cụm ngói (ngói mũi sen, ngói mũi lá, ngói lót), lá đề (lá đề cân, lá đề lệch trang trí hình rồng), mảnh đầu đao, tượng đầu rồng, gạch…
Đặc biệt, vật liệu kiến trúc thời Lê Trung Hưng, thời Nguyễn cũng được tìm thấy trong lần khai quật này.
Với kết quả khai quật khảo cổ học kết hợp với các nguồn tư liệu lịch sử, đã có thêm minh chứng rằng khu vực khai quật - đền Thái Lăng (xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) chính là Hành cung Lỗ Giang dưới thời vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, hay còn là Hành cung Kiến Xương thời vua Trần Hiến Tông xưa.
Đồng thời, lần đầu tiên làm rõ được không chỉ mặt bằng của một công trình kiến trúc mà là một tổ hợp ít nhất ba công trình kiến trúc kết nối với nhau trong một chỉnh thể có quy mô và sự nguy nga, tráng lệ được xây dựng công phu, đẹp đẽ mang tính chất cung điện, hoàng gia.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, cuộc khai quật, nghiên cứu khảo cổ học lần này chủ yếu tập trung vào khu vực đền Trần-Thái Lăng và đã thu được nhưng kết quả quan trọng, tiến thêm một bước dài trong nghiên cứu, nhận thức đánh giá về di tích kiến trúc Hành cung Lỗ Giang, làm rõ và khẳng định ngày một chân xác hơn sự hiện diện về các công trình kiến trúc có quy mô lớn tại Hành cung Lỗ Giang, thu thập nhiều bằng chứng khoa học mới bổ sung cho những nhận thức trước đây, năm 2014.
Kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ này cung cấp thêm rất nhiều tư liệu quan trọng không những minh chứng sinh động và rõ ràng về vị trí của Hành cung Lỗ Giang xưa trên đất Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình mà còn cung cấp nhưng cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ hiệu quả cho công tác nghiên cứu, so sánh, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học về di tích, di vật thời Trần của khu di tích Hoàng thành Thăng Long nói chung và các di tích khoa học khác.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trước năm 1293, bà Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Thái hậu - mẹ vua Trần Anh Tông, vợ vua Trần Nhân Tông đã từng sống ở cung Lỗ Giang, phủ Long Hưng và mất tại đây vào ngày 13/9/1293.
Hành cung Lỗ Giang cũng là nơi gắn liền đến sự nghiệp của vua Trần Hiến Tông, vị Hoàng đế trẻ tuổi này đã mất tại đây vào ngày 11/6/1341, khi mới 23 tuổi.
Hành cung Lỗ Giang mặc dù là một hành cung lớn, nằm ở vị trí quan trọng trong việc kết nối giữa Long Hưng (Thái Bình) - Tức Mặc (Nam Định) và Thăng Long (Hà Nội), nhưng trải qua thời gian và những biến cố thăng trầm của lịch sử, vị trí của Cung/Hành cung Lỗ Giang xưa ở đâu, diện mạo và quy mô của nó thế nào thì từ lâu vẫn là một ẩn số./.
(TTXVN/VIETNAM+)