Sáng 25/4, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử cho người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử cho người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu rõ, qua 3 lần hiệp thương, đến nay, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã chọn được danh sách chính thức người ứng cử đại biểu Quốc hội để các ứng cử viên đi tiếp xúc, vận động ở nơi ứng cử.
Do đó, trước khi Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố danh sách người ứng cử về các địa phương để ứng cử, các ứng cử viên cần nắm bắt đầy đủ những quy định của pháp luật về vận động bầu cử; xây dựng chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Tại hội nghị, các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XIV khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã nghe giới thiệu khái quát những quy định pháp luật về vận động bầu cử; việc xây dựng chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Theo đó, việc vận động bầu cử của các ứng cử viên được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào sẽ thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó.
Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức ngày không được vận động cho người người ứng cử. Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 21/5/2016).
Cùng với đó, người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha đã nêu rõ những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử. Đó là người ứng cử đại biểu Quốc hội không được lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác; lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiên thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội không được lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình; sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha cũng đã gợi ý cách xây dựng bản chương trình hành động nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội. Theo đó, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội cần nghiên cứu kỹ các quy định của Luật tổ chức Quốc hội như các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội; nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội; các chức năng cơ bản của Quốc hội; vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn chủ yếu của đại biểu Quốc hội…
Cũng tại hội nghị, các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XIV khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã nghe ông Lê Quốc Dung, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội truyền đạt kinh nghiệm về một số kỹ năng vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội./.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN) |
Do đó, trước khi Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố danh sách người ứng cử về các địa phương để ứng cử, các ứng cử viên cần nắm bắt đầy đủ những quy định của pháp luật về vận động bầu cử; xây dựng chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Tại hội nghị, các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XIV khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã nghe giới thiệu khái quát những quy định pháp luật về vận động bầu cử; việc xây dựng chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Theo đó, việc vận động bầu cử của các ứng cử viên được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào sẽ thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó.
Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức ngày không được vận động cho người người ứng cử. Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 21/5/2016).
Cùng với đó, người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha đã nêu rõ những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử. Đó là người ứng cử đại biểu Quốc hội không được lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác; lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiên thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội không được lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình; sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha cũng đã gợi ý cách xây dựng bản chương trình hành động nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội. Theo đó, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội cần nghiên cứu kỹ các quy định của Luật tổ chức Quốc hội như các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội; nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội; các chức năng cơ bản của Quốc hội; vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn chủ yếu của đại biểu Quốc hội…
Cũng tại hội nghị, các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XIV khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã nghe ông Lê Quốc Dung, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội truyền đạt kinh nghiệm về một số kỹ năng vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội./.
(TTXVN/VIETNAM+)