Chiều 26/5 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tham dự Đối thoại chính sách kinh tế cấp cao Việt Nam-Nhật Bản với chủ đề "Việt Nam hội nhập và phát triển".
Theo đặc phái viên TTXVN, ngay sau khi tới Nagoya, chiều 26/5 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tham dự Đối thoại chính sách kinh tế cấp cao Việt Nam-Nhật Bản với chủ đề “Việt Nam hội nhập và phát triển.”
Cùng dự có lãnh đạo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, lãnh đạo tỉnh Aichi và đông đảo doanh nghiệp tiêu biểu của hai nước.
Trong phát biểu chào mừng, đại diện lãnh đạo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản khẳng định Việt Nam là đối tác vô cùng quan trọng đối với Nhật Bản.
Việc hai bên thường xuyên duy trì, trao đổi đoàn cấp cao đã thể hiện rất rõ điều này, đồng thời là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị song phương ngày càng đi vào hiệu quả và thực chất.
Với khoảng 1.500 doanh nghiệp Nhật Bản đang có hoạt động đầu tư, hợp tác, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, việc hai nước cùng thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở rộng hơn nữa dư địa hợp tác, phát triển kinh tế song phương trong thời gian tới.
Phía Nhật Bản cũng bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam, nhất là những lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh như dệt may, năng lượng, đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục, đào tạo… Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu hậu TPP.
Đặc biệt, Nhật Bản cũng mong muốn xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam bởi đây cũng là lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh và giàu kinh nghiệm.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong giáo dục, đào tạo, tạo điều kiện để các lưu học sinh phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Tại buổi đối thoại, đại diện các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Nhật Bản cũng kêu gọi Chính phủ và chính quyền các địa phương Việt Nam cải cách mạnh mẽ hơn nữa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Nhật Bản xúc tiến đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Bày tỏ vui mừng được gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp hai nước tại Nhật Bản, phát biểu tại Diễn đàn quan trọng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ nhiều điểm tương đồng, người dân hai nước hàng ngày ăn cơm bằng bát nhỏ và dùng đũa, trong lao động luôn coi trọng sự cần cù, hợp tác giúp đỡ, cởi mở, hiếu khách trong giao tiếp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng trích dẫn lời cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama nói rằng tình bằng hữu Việt-Nhật được xây đắp từ những tương đồng “cùng chung nhịp đập trái tim,” và cho biết ông sẽ tới thăm Đền Ise Jingu, ngôi đền lớn nhất và thiêng liêng nhất Nhật Bản, “để có cơ hội tìm hiểu rõ hơn các giá trị Nhật Bản và ‘cùng chung nhịp đập trái tim’ với các bạn.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” giữa Việt Nam và Nhật Bản đang trải qua giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trên tất cả các lĩnh vực kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, góp phần tích cực phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam, nổi bật gần đây nhất là công trình cầu Nhật Tân - nhịp cầu kết nối bền vững tình hữu nghị Việt-Nhật.
Về đầu tư, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam với hơn 3.000 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 39 tỷ USD.
Về thương mại, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 4 của Việt Nam với cán cân thương mại cân bằng, các sản phẩm có tính bổ trợ nhau và phần lớn các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam đều thành công.
Về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua, Thủ tướng cho biết trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng gần 6,7%, cao nhất kể từ năm 2011, là một trong 6 nền kinh tế mới nổi tăng trưởng cao nhất năm 2015.
Với dân số 92 triệu người và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đạt hơn 2.100 USD, quy mô và sức mua của thị trường Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định của châu Á.
Trong các nước ở khu vực, Việt Nam là quốc gia có độ ổn định cao nhất về chính trị. Việt Nam đã ký 13 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó có hiệp định TPP mà Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên.
Thời gian tới, Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác, trong đó có tất cả 7 thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và 15/20 thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển năng động nhất (G20).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ người dân, doanh nghiệp và đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh để thời gian tới đứng ở nhóm đầu của các nước ASEAN.
Theo đó, Việt Nam sẽ tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh, tái cơ cấu nền kinh tế.
Trong ba năm tới, nhiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và nước ngoài nói chung tham gia đầu tư, trở thành cổ đông chiến lược.
Đặc biệt, Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và minh bạch.
Việt Nam phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh thuận lợi ngang mức bình quân ASEAN-4 trong năm 2017 về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, cấp phép xây dựng, đất đai, tiếp cận điện năng.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi mở và khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào các dự án thuộc 6 nhóm lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác phát triển công nghiệp hóa Việt Nam-Nhật Bản, các dự án phát triển hạ tầng, dự án theo hình thức PPP, dịch vụ chất lượng cao, tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Đặc biệt, tham gia đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm đối với các dự án khởi nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đề cập việc triển khai TPP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hai nước hoàn toàn có khả năng nâng kim ngạch thương mại song phương lên 60 tỷ USD vào năm 2020.
Việt Nam hoan nghênh Nhật Bản mở cửa thị trường cho trái cây Việt Nam như xoài, vải, thanh long… và mong muốn tiếp tục đưa nhiều hơn các mặt hàng thủy sản, hàng tiêu dùng, điện tử, linh kiện sản xuất tại Việt Nam đến với người tiêu dùng Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết người Việt Nam ưa chuộng hàng hóa “Made in Japan” và sẵn sàng đón nhận các mặt hàng có chất lượng, công nghệ cao từ Nhật Bản.
Kết thúc bài phát biểu trước cộng đồng doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Với phương châm thành công của các nhà đầu tư nước ngoài cũng chính là thành công của chúng tôi, Chính phủ Việt Nam cam kết tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản, đáp ứng yêu cầu hội nhập cũng như thông lệ quốc tế trong giai đoạn phát triển mới. Chúng tôi chào đón các bạn tại Việt Nam và tin tưởng rằng các bạn sẽ thành công tại đất nước của chúng tôi”./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Đối thoại chính sách kinh tế cao cấp Việt Nam-Nhật Bản. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) |
Trong phát biểu chào mừng, đại diện lãnh đạo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản khẳng định Việt Nam là đối tác vô cùng quan trọng đối với Nhật Bản.
Việc hai bên thường xuyên duy trì, trao đổi đoàn cấp cao đã thể hiện rất rõ điều này, đồng thời là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị song phương ngày càng đi vào hiệu quả và thực chất.
Với khoảng 1.500 doanh nghiệp Nhật Bản đang có hoạt động đầu tư, hợp tác, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, việc hai nước cùng thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở rộng hơn nữa dư địa hợp tác, phát triển kinh tế song phương trong thời gian tới.
Phía Nhật Bản cũng bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam, nhất là những lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh như dệt may, năng lượng, đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục, đào tạo… Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu hậu TPP.
Đặc biệt, Nhật Bản cũng mong muốn xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam bởi đây cũng là lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh và giàu kinh nghiệm.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong giáo dục, đào tạo, tạo điều kiện để các lưu học sinh phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Tại buổi đối thoại, đại diện các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Nhật Bản cũng kêu gọi Chính phủ và chính quyền các địa phương Việt Nam cải cách mạnh mẽ hơn nữa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Nhật Bản xúc tiến đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Bày tỏ vui mừng được gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp hai nước tại Nhật Bản, phát biểu tại Diễn đàn quan trọng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ nhiều điểm tương đồng, người dân hai nước hàng ngày ăn cơm bằng bát nhỏ và dùng đũa, trong lao động luôn coi trọng sự cần cù, hợp tác giúp đỡ, cởi mở, hiếu khách trong giao tiếp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng trích dẫn lời cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama nói rằng tình bằng hữu Việt-Nhật được xây đắp từ những tương đồng “cùng chung nhịp đập trái tim,” và cho biết ông sẽ tới thăm Đền Ise Jingu, ngôi đền lớn nhất và thiêng liêng nhất Nhật Bản, “để có cơ hội tìm hiểu rõ hơn các giá trị Nhật Bản và ‘cùng chung nhịp đập trái tim’ với các bạn.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” giữa Việt Nam và Nhật Bản đang trải qua giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trên tất cả các lĩnh vực kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, góp phần tích cực phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam, nổi bật gần đây nhất là công trình cầu Nhật Tân - nhịp cầu kết nối bền vững tình hữu nghị Việt-Nhật.
Về đầu tư, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam với hơn 3.000 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 39 tỷ USD.
Về thương mại, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 4 của Việt Nam với cán cân thương mại cân bằng, các sản phẩm có tính bổ trợ nhau và phần lớn các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam đều thành công.
Về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua, Thủ tướng cho biết trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng gần 6,7%, cao nhất kể từ năm 2011, là một trong 6 nền kinh tế mới nổi tăng trưởng cao nhất năm 2015.
Với dân số 92 triệu người và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đạt hơn 2.100 USD, quy mô và sức mua của thị trường Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định của châu Á.
Trong các nước ở khu vực, Việt Nam là quốc gia có độ ổn định cao nhất về chính trị. Việt Nam đã ký 13 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó có hiệp định TPP mà Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên.
Thời gian tới, Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác, trong đó có tất cả 7 thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và 15/20 thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển năng động nhất (G20).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ người dân, doanh nghiệp và đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh để thời gian tới đứng ở nhóm đầu của các nước ASEAN.
Theo đó, Việt Nam sẽ tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh, tái cơ cấu nền kinh tế.
Trong ba năm tới, nhiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và nước ngoài nói chung tham gia đầu tư, trở thành cổ đông chiến lược.
Đặc biệt, Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và minh bạch.
Việt Nam phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh thuận lợi ngang mức bình quân ASEAN-4 trong năm 2017 về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, cấp phép xây dựng, đất đai, tiếp cận điện năng.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi mở và khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào các dự án thuộc 6 nhóm lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác phát triển công nghiệp hóa Việt Nam-Nhật Bản, các dự án phát triển hạ tầng, dự án theo hình thức PPP, dịch vụ chất lượng cao, tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Đặc biệt, tham gia đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm đối với các dự án khởi nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đề cập việc triển khai TPP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hai nước hoàn toàn có khả năng nâng kim ngạch thương mại song phương lên 60 tỷ USD vào năm 2020.
Việt Nam hoan nghênh Nhật Bản mở cửa thị trường cho trái cây Việt Nam như xoài, vải, thanh long… và mong muốn tiếp tục đưa nhiều hơn các mặt hàng thủy sản, hàng tiêu dùng, điện tử, linh kiện sản xuất tại Việt Nam đến với người tiêu dùng Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết người Việt Nam ưa chuộng hàng hóa “Made in Japan” và sẵn sàng đón nhận các mặt hàng có chất lượng, công nghệ cao từ Nhật Bản.
Kết thúc bài phát biểu trước cộng đồng doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Với phương châm thành công của các nhà đầu tư nước ngoài cũng chính là thành công của chúng tôi, Chính phủ Việt Nam cam kết tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản, đáp ứng yêu cầu hội nhập cũng như thông lệ quốc tế trong giai đoạn phát triển mới. Chúng tôi chào đón các bạn tại Việt Nam và tin tưởng rằng các bạn sẽ thành công tại đất nước của chúng tôi”./.
(TTXVN/VIETNAM+)