Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch diễn ra tuần qua, tại Hội An, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Việt Nam sẽ áp dụng thị thực điện tử từ ngày 01/01/2017.
Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch diễn ra tuần qua, tại Hội An, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Việt Nam sẽ áp dụng thị thực điện tử từ ngày 01/01/2017.
Bên cạnh việc miễn thị thực và cấp thị thực tại cửa khẩu, cấp thị thực dạng điện tử (E-Visa) đã trở thành một xu hướng phổ biến trên thế giới trong nhiều năm qua. Vậy thị thực điện tử có ưu điểm gì và các nước đã áp dụng như thế nào?
Thứ nhất, thị thực điện tử có khả năng đảm bảo an ninh tốt hơn, thông tin tương thích, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng, dễ chia sẻ giữa các cơ quan liên quan trong những trường hợp cần thiết.
Thứ hai, hệ thống quản lý minh bạch, cập nhật, cả về tài chính và thông tin, giúp giảm các tiêu cực, phiền nhiễu, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh điểm đến du lịch quốc gia.
Thứ ba, nếu triển khai thị thực điện tử, du khách được tạo nhiều thuận lợi, vì có thể xin cấp thị thực qua mạng internet, mở rộng phạm vi của các dịch vụ lãnh sự ngoài Đại sứ quán và Lãnh sự quán, đồng thời sử dụng nhiều ngôn ngữ.
Thứ tư, thị thực điện tử làm nhanh, tiết kiệm và thân thiện với môi trường do không cần giấy tờ và các thủ tục thuận tiện, đơn giản.
Từ năm 1996, Australia là nước đầu tiên áp dụng thị thực điện tử. Hệ thống này đã phát huy vai trò quan trọng trong việc kiểm soát an ninh trước tình trạng gia tăng khách du lịch đột biến trong dịp diễn ra Thế vận hội Olympic Sydney vào năm 2000.
Sau thành công của Australia, thị thực điện tử tiếp tục được ứng dụng tại nhiều nước như Vương quốc Ả Rập Saudi , Cộng hoà Armenia, Vương quốc Bahrain, Campuchia, Sri Lanka, Myanmar và Thổ Nhĩ Kỳ...
Thực tế, thị thực điện tử đã góp phần quan trọng giải quyết hồ sơ đăng ký thị thực cho số lượng lớn khách du lịch trong thời gian ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận điểm đến, đồng thời tạo nguồn lực hỗ trợ ngành du lịch triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch đối với các thị trường trọng điểm.
Các chuyên gia kỳ vọng sự đổi mới này sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo của thị trường du lịch Việt Nam thời gian tới, giúp trở thành điểm đến thân thiện và hấp dẫn hơn với khách du lịch quốc tế./.
Du khách quốc tế thăm quan chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+) |
Thứ nhất, thị thực điện tử có khả năng đảm bảo an ninh tốt hơn, thông tin tương thích, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng, dễ chia sẻ giữa các cơ quan liên quan trong những trường hợp cần thiết.
Thứ hai, hệ thống quản lý minh bạch, cập nhật, cả về tài chính và thông tin, giúp giảm các tiêu cực, phiền nhiễu, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh điểm đến du lịch quốc gia.
Thứ ba, nếu triển khai thị thực điện tử, du khách được tạo nhiều thuận lợi, vì có thể xin cấp thị thực qua mạng internet, mở rộng phạm vi của các dịch vụ lãnh sự ngoài Đại sứ quán và Lãnh sự quán, đồng thời sử dụng nhiều ngôn ngữ.
Thứ tư, thị thực điện tử làm nhanh, tiết kiệm và thân thiện với môi trường do không cần giấy tờ và các thủ tục thuận tiện, đơn giản.
Từ năm 1996, Australia là nước đầu tiên áp dụng thị thực điện tử. Hệ thống này đã phát huy vai trò quan trọng trong việc kiểm soát an ninh trước tình trạng gia tăng khách du lịch đột biến trong dịp diễn ra Thế vận hội Olympic Sydney vào năm 2000.
Sau thành công của Australia, thị thực điện tử tiếp tục được ứng dụng tại nhiều nước như Vương quốc Ả Rập Saudi , Cộng hoà Armenia, Vương quốc Bahrain, Campuchia, Sri Lanka, Myanmar và Thổ Nhĩ Kỳ...
Thực tế, thị thực điện tử đã góp phần quan trọng giải quyết hồ sơ đăng ký thị thực cho số lượng lớn khách du lịch trong thời gian ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận điểm đến, đồng thời tạo nguồn lực hỗ trợ ngành du lịch triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch đối với các thị trường trọng điểm.
Các chuyên gia kỳ vọng sự đổi mới này sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo của thị trường du lịch Việt Nam thời gian tới, giúp trở thành điểm đến thân thiện và hấp dẫn hơn với khách du lịch quốc tế./.
(VIETNAM+)