Tại phiên họp toàn thể chiều 8/11, với 82,39% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.
Tại phiên họp toàn thể chiều 8/11, với 82,39% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.
Đổi mới thể chế chưa được tiến hành đồng bộ
Về kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2011-2015, Nghị quyết đánh giá: bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện ba trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu đầu tư chậm thay đổi, hiệu quả đầu tư thấp.
Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước tiến triển chậm, năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp thấp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước yếu kém, một số chỉ tiêu kinh tế lệ thuộc cao vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn nhưng chưa được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ để phát triển, kinh tế tập thể còn bất cập.
Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém, xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn, kết quả đạt được còn thấp. Cơ cấu lại các ngành kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cơ cấu lại vùng kinh tế chưa được quan tâm đúng mức, không gian phát triển còn chia cắt theo địa giới hành chính, thiếu thể chế tạo liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng; phát triển nguồn nhân lực cả về quy mô và chất lượng chưa đồng bộ với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.
Những yếu kém, hạn chế nêu trên chủ yếu do nguyên nhân chủ quan. Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách về cơ cấu lại nền kinh tế còn thụ động, chậm trễ, thiếu hiệu quả và thiếu sự phối hợp giữa các cấp, ngành và địa phương, có phần do lợi ích cục bộ, tư duy nhiệm kỳ. Chưa có đột phá về thể chế, nhất là thể chế đối với thị trường các yếu tố sản xuất, đổi mới thể chế chưa được tiến hành đồng bộ. Một số địa phương chưa chú trọng đến triển khai thực hiện cơ cấulại nền kinh tế. Vai trò giám sát của các cơ quan, tổ chức và người dân đối với cơ cấulạinền kinh tế chưa được phát huy đầy đủ.
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển xã hội
Quốc hội thống nhất với quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 như Chính phủ trình và nhấn mạnh: Bám sát đường lối, chính sách của Đảng, nhất là Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, xây dựng mô hình tăng trưởng lấy hiệu quả, thước đo là năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo tín hiệu và cơ chế thị trường.
Chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển dần từ mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang dựa đồng thời vào cả đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước; chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khai thác và phát huy tối đa nguồn lực trong nước kết hợp với thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững môi trường sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo đời sống người dân được cải thiện thực chất.
Chú trọng khâu tổ chức thực hiện với các giải pháp, chính sách cụ thể, đo lường được kết quả, có tác động mạnh, kịp thời theo thị trường, coi phát triển khu vực tư nhân là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Phân bổ lại để sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhà nước và các thành phần kinh tế khác theo nguyên tắc thị trường vào những ngành, lĩnh vực và vùng có hiệu quả cao, có tác động lan tỏa. Khắc phục tư tưởng bao cấp, xin-cho, ỷ lại; tập trung khoanh vùng để xử lý kịp thời các vấn đề tồn đọng trong giai đoạn cơ cấulại nền kinh tế trước đây, tránh ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác và các thành quả kinh tế-xã hội. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với cải cách bộ máy chính quyền, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trọng dụng nhân tài; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Tổ chức thực hiện tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) và chủ động tận dụng các lợi thế của hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ và phục hồi môi trường theo mô hình kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
5 nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế
Nghị quyết nêu rõ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP. Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016-2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức chất lượng tiếp cận 04 nước ASEAN phát triển nhất (ASEAN–4). Tỉ trọng đầu tư nhà nước khoảng 31-34% tổng đầu tư xã hội. Hằng năm có 30-35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm trên 5,5%, tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020. Đến năm 2020 tỷ trọng lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt khoảng 25%, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 30-35%. Thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với ASEAN-4.
Đến năm 2020, giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế xuống mức dưới 3%. Giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4. Nâng cao quy mô và hiệu quả của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đến năm 2020, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, thị trường trái phiếu đạt 30% GDP. Thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư. Đến năm 2020, có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Nghị quyết đã nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế bao gồm: tập trung hoàn thành cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, khu vực công; phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài; hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; hình thành đồng bộ và phát triển các loại thị trường, gồm thị trường tài chính, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ./.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017. (Ảnh: An Đăng/TTXVN) |
Về kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2011-2015, Nghị quyết đánh giá: bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện ba trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu đầu tư chậm thay đổi, hiệu quả đầu tư thấp.
Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước tiến triển chậm, năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp thấp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước yếu kém, một số chỉ tiêu kinh tế lệ thuộc cao vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn nhưng chưa được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ để phát triển, kinh tế tập thể còn bất cập.
Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém, xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn, kết quả đạt được còn thấp. Cơ cấu lại các ngành kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cơ cấu lại vùng kinh tế chưa được quan tâm đúng mức, không gian phát triển còn chia cắt theo địa giới hành chính, thiếu thể chế tạo liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng; phát triển nguồn nhân lực cả về quy mô và chất lượng chưa đồng bộ với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.
Những yếu kém, hạn chế nêu trên chủ yếu do nguyên nhân chủ quan. Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách về cơ cấu lại nền kinh tế còn thụ động, chậm trễ, thiếu hiệu quả và thiếu sự phối hợp giữa các cấp, ngành và địa phương, có phần do lợi ích cục bộ, tư duy nhiệm kỳ. Chưa có đột phá về thể chế, nhất là thể chế đối với thị trường các yếu tố sản xuất, đổi mới thể chế chưa được tiến hành đồng bộ. Một số địa phương chưa chú trọng đến triển khai thực hiện cơ cấulại nền kinh tế. Vai trò giám sát của các cơ quan, tổ chức và người dân đối với cơ cấulạinền kinh tế chưa được phát huy đầy đủ.
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển xã hội
Quốc hội thống nhất với quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 như Chính phủ trình và nhấn mạnh: Bám sát đường lối, chính sách của Đảng, nhất là Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, xây dựng mô hình tăng trưởng lấy hiệu quả, thước đo là năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo tín hiệu và cơ chế thị trường.
Chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển dần từ mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang dựa đồng thời vào cả đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước; chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khai thác và phát huy tối đa nguồn lực trong nước kết hợp với thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững môi trường sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo đời sống người dân được cải thiện thực chất.
Chú trọng khâu tổ chức thực hiện với các giải pháp, chính sách cụ thể, đo lường được kết quả, có tác động mạnh, kịp thời theo thị trường, coi phát triển khu vực tư nhân là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Phân bổ lại để sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhà nước và các thành phần kinh tế khác theo nguyên tắc thị trường vào những ngành, lĩnh vực và vùng có hiệu quả cao, có tác động lan tỏa. Khắc phục tư tưởng bao cấp, xin-cho, ỷ lại; tập trung khoanh vùng để xử lý kịp thời các vấn đề tồn đọng trong giai đoạn cơ cấulại nền kinh tế trước đây, tránh ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác và các thành quả kinh tế-xã hội. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với cải cách bộ máy chính quyền, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trọng dụng nhân tài; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Tổ chức thực hiện tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) và chủ động tận dụng các lợi thế của hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ và phục hồi môi trường theo mô hình kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
5 nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế
Nghị quyết nêu rõ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP. Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016-2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức chất lượng tiếp cận 04 nước ASEAN phát triển nhất (ASEAN–4). Tỉ trọng đầu tư nhà nước khoảng 31-34% tổng đầu tư xã hội. Hằng năm có 30-35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm trên 5,5%, tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020. Đến năm 2020 tỷ trọng lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt khoảng 25%, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 30-35%. Thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với ASEAN-4.
Đến năm 2020, giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế xuống mức dưới 3%. Giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4. Nâng cao quy mô và hiệu quả của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đến năm 2020, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, thị trường trái phiếu đạt 30% GDP. Thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư. Đến năm 2020, có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Nghị quyết đã nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế bao gồm: tập trung hoàn thành cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, khu vực công; phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài; hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; hình thành đồng bộ và phát triển các loại thị trường, gồm thị trường tài chính, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ./.
(TTXVN/VIETNAM+)