Báo Đồng Nai điện tử
En

Bình ổn giá 11 mặt hàng thiết yếu

04:09, 01/09/2017

(ĐN)– Ngày 1-9, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành và các địa phương về chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Đồng Nai.

 

(ĐN)– Ngày 1-9, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành và các địa phương về chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Đồng Nai.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh chủ trì buổi làm việc.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh chủ trì buổi làm việc

Trong năm 2016 và 2017, Đồng Nai tổ chức chương trình bình ổn giá 11 mặt hàng thiết yếu gồm: gạo, đường, dầu ăn, thịt heo, thịt gà, trứng gà, bột ngọt, nước chấm, sách giáo khoa, vở học  sinh, thuốc tân dược.

Theo đó, từ năm 2016 đến nay đã có 10 hợp tác xã và 1 công ty tham gia bình ổn giá được vay vốn ưu đãi với tổng số tiền hơn 22 tỷ đồng. Đối với vùng sâu, vùng xa, vào dịp Tết Nguyên đán 2017, tỉnh đã hỗ kinh phí vận chuyển, nhân công và bao bì cho các đơn vị tổ chức 131 chuyến hàng về bán cho bà con.

Điểm bán thịt heo bình ổn do Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, Sở Công thương và Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn tổ chức trên đường Đồng Khởi, TP. Biên Hòa. Ảnh: Hải Quân
Đại diện các sở ngành, địa phương kiến nghị nên duy trì và mở thêm các điểm bán hàng bình ổn giá với mặt hàng thịt heo để giữ giá thịt ổn định. Trong ảnh: Điểm bán thịt heo bình ổn do Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, Sở Công thương và Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn tổ chức trên đường Đồng Khởi, TP. Biên Hòa (ảnh tư liệu)

Tại cuộc họp, đại diện các sở ngành, địa phương kiến nghị nên duy trì và mở thêm các điểm bán hàng bình ổn giá với mặt hàng thịt heo để giữ giá thịt tại các chợ ổn định, không tăng quá cao. Ngoài ra, cần tiếp tục bình ổn giá nhiều mặt hàng thiết yếu khác để tránh tình trạng thị trường bán lẻ khan hàng, giá bị đẩy lên cao.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh yêu cầu các địa phương quan tâm đến chương trình bình ổn giá nhiều hơn nữa. Những huyện có nhiều hộ nghèo nên đẩy mạnh chương trình bình ổn giá, mời gọi các doanh nghiệp, đại lý cùng tham gia chương trình. Mỗi khu dân cư nên mở 2-3 cửa hàng bình ổn giá với nhiều mặt hàng thiết yếu để bình ổn thị trường. Hàng hóa bán tại các cửa hàng bình ổn phải có nguồn gốc rõ ràng và đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

                                                     Hương Giang 

Tin xem nhiều