Báo Đồng Nai điện tử
En

Đề xuất các giải pháp phát triển đồng bộ kinh tế-xã hội

07:10, 27/10/2018

Theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 6, ngày 27-10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020;...

Theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 6, ngày 27-10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019; đánh giá sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 5 năm giai đoạn 2016-2020; kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; việc thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình làm rõ vấn đề đại biểu nêu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình làm rõ vấn đề đại biểu nêu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tại phiên thảo luận, các thành viên Chính phủ sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đây là ngày thứ hai Quốc hội thảo luận tại hội trường về nội dung này.

Trong ngày thảo luận đầu tiên, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc điều hành, quản lý kinh tế-xã hội của Chính phủ trong thời gian qua. Đất nước đạt được nhiều kết quả tích cực, tăng cường niềm tin trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, cùng với những thành tựu, một số ý kiến bày tỏ sự lo lắng trước nhiều khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra như nông nghiệp chưa phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thô, lao động giá rẻ, chế biến thô là phổ biến...

Trong ngày thảo luận đầu tiên về kinh tế-xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao đổi về những vấn đề được nhiều cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm: Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, giải pháp cho tình trạng "được mùa mất giá;" những sai phạm trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, vấn đề độc quyền sách giáo khoa...

Phiên thảo luận được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước cùng theo dõi./.
 
 

QUỲNH HOA (TTXVN/VIETNAM+)

Tin xem nhiều