(ĐN) - Đó là yêu cầu của Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh tại buổi làm việc với Cục Hàng hải Việt Nam vào sáng 16-1 về công tác rà soát các dự án nạo vét thông luồng Hàng hải theo hình thức xã hội hóa có tận thu sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
(ĐN) - Đó là yêu cầu của Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh tại buổi làm việc với Cục Hàng hải Việt Nam vào sáng 16-1 về công tác rà soát các dự án nạo vét thông luồng Hàng hải theo hình thức xã hội hóa có tận thu sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Buổi làm việc của UBND tỉnh với Cục Hàng hải Việt Nam |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh yêu cầu các dự án nạo vét thông luồng nói trên phải bổ sung đầy đủ đánh giá tác động môi trường với các nội dung như: khi nạo vét có gây ra tác động sạt lở bờ sông hay không, giải quyết phần bùn ra sao, nơi đổ bùn để tránh trường hợp nhà đầu tư chỉ nạo vét lấy cát rồi bỏ lại bùn; loại tàu nạo vét và phương tiện nạo vét là loại gì; thời gian khai nạo vét cần phải kiểm soát kỹ, không nạo vét vào ban đêm để tránh nhầm lẫn với cát tặc...
Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương cần khảo sát thực tế các luồng hàng hải nằm trong dự án nạo vét để đánh giá chính xác việc có cần thiết nạo vét hay không.
Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, trên địa bàn Đồng Nai hiện có 4 dự án nạo vét, gồm: luồng hàng hải sông Thị Vải, đoạn thượng lưu từ Vàm Bà Riêu Lớn đến sông Quán Chim; luồng sông Đồng Nai đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu; luồng sông Đồng Tranh và tuyến Tắc ông Cu đến sông Gò Gia và luồng sông Đồng Nai từ rạch Ông Nhiêu đến cầu Đồng Nai...
Vân Nam