(ĐN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất. Theo đó, đối với nhóm đất nông nghiệp gồm khung giá đất trồng cây hằng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác); khung giá đất trồng cây lâu năm; khung giá đất rừng sản xuất; khung giá đất nuôi trồng thủy sản và khung giá đất làm muối.
(ĐN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất. Theo đó, đối với nhóm đất nông nghiệp gồm khung giá đất trồng cây hằng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác); khung giá đất trồng cây lâu năm; khung giá đất rừng sản xuất; khung giá đất nuôi trồng thủy sản và khung giá đất làm muối.
Đối với nhóm đất phi nông nghiệp, nghị định quy định khung giá đất ở tại nông thôn; khung giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; khung giá đất ở tại đô thị; khung giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị.
Nghị định cũng quy định 7 vùng kinh tế để xây dựng khung giá đất. Vùng Đông Nam bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và TP.Hồ Chí Minh. Giá đất ở tại đô thị vùng này với các đô thị: đặc biệt, từ loại 1 đến loại 5, tối thiểu là 120 ngàn đồng/m2, tối đa 162 triệu đồng/m2.
Khung giá đất trên được sử dụng làm căn cứ để UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương. Nghị định cũng yêu cầu UBND cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được quy định mức giá tối đa trong bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.
Bảo Hân