Báo Đồng Nai điện tử
En

Giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng trong lĩnh vực môi trường

04:10, 09/10/2020

(ĐN)- Sáng 9-10, đoàn công tác của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) do Tiến sĩ Nguyễn Minh Khuê, Phó viện trưởng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Tư pháp và các sở, ngành, đơn vị liên quan về "Đánh giá thực trạng pháp luật và triển vọng áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng trong lĩnh vực môi trường tại tỉnh Đồng Nai".

(ĐN)- Sáng 9-10, đoàn công tác của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) do Tiến sĩ Nguyễn Minh Khuê, Phó viện trưởng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Tư pháp và các sở, ngành, đơn vị liên quan về “Đánh giá thực trạng pháp luật và triển vọng áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng trong lĩnh vực môi trường tại tỉnh Đồng Nai”.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Khuê, Viện Phó Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) chủ trì buổi làm việc
Tiến sĩ Nguyễn Minh Khuê và đoàn công tác của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) làm việc với Sở Tư pháp và các sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh

Theo Sở Tư pháp, việc giải quyết các vụ tranh chấp môi trường tại tỉnh Đồng Nai hiện thông qua 4 hình thức như: hòa giải cơ sở, qua UBND, trọng tài và Tòa án. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế khác nhau. Để giải quyết hiệu quả những tranh chấp về môi trường cần thực hiện những giải pháp như: hoàn thiện hệ thống pháp luật; thành lập cơ quan chuyên về giải quyết tranh chấp môi trường (hoặc hỗ trợ giải quyết); xác định quy chế hòa giải tại cơ quan bảo vệ môi trường các cấp và đặc biệt là cần tạo khung hành lang pháp lý cho việc áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng trong giải quyết tranh chấp về môi trường.

Còn theo Sở Tài nguyên và môi trường, từ năm 2015 đến 9 -2020, Thanh tra Sở đã ban hành, hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành xử phạt vi phạm hành chính 273 trường hợp với số tiền xử phạt là 53,6 tỷ đồng. Các vụ việc tranh chấp môi trường thu hút sự quan tâm của dư luận như: Công ty TNHH AB Mauri; Công ty Cổ phần Vedan Việt Nam; Công ty Sonadezi Long Thành.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Khuê, Viện phó Viện Khoa học pháp lý cho biết, tranh chấp môi trường đặc trưng cơ bản nhất là tranh chấp thành phần môi trường sống. Tranh chấp môi trường xảy ra thường có quy mô lớn, liên quan tới nhiều chủ thể khác nhau. Giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn, lâu dài, khó xác định, hay định giá về mặt thực tế. Người dân thường không đủ công cụ pháp luật, chứng cứ để tự bảo vệ mình.

Chính vì vậy, qua khảo sát thực tế và lắng nghe ý kiến các sở, ngành, đơn vị, địa phương phản ánh, Tiến sĩ Khuê đồng tình với quan điểm: cần thiết thành lập một cơ chế tài phán độc lập nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ các bên tranh chấp; chú trọng giải quyết xung đột bằng con đường hòa giải ngoài Tòa án và trọng tài.

                                                       Tin và ảnh: Đoàn Phú

 

Tin xem nhiều