Báo Đồng Nai điện tử
En

Sản xuất giống mì sạch bệnh khảm lá

05:12, 05/12/2020

(ĐN) - Ngày 5-12, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (xã Hưng Thịnh, H.Trảng Bom) thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phối hợp với Văn phòng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật nhân giống, chẩn đoán dịch bệnh và quản lý sâu bệnh hại trên cây mì cho sinh viên khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

(ĐN) - Ngày 5-12, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (xã Hưng Thịnh, H.Trảng Bom) thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phối hợp với Văn phòng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật nhân giống, chẩn đoán dịch bệnh và quản lý sâu bệnh hại trên cây mì cho sinh viên khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

Sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống mì trên hệ thống khí canh
Sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống mì trên hệ thống khí canh

Chương trình đã giới thiệu kỹ thuật nuôi cấy mô trên cây mì; kỹ thuật nhân giống mì trên hệ thống khí canh; kỹ thuật PCR - chẩn đoán bệnh khảm mì; quản lý, phòng trừ sâu, bệnh hại trên mì…  Ngoài ra, sinh viên được đi thực tế ngoài đồng ruộng, nhất là tham quan các mô hình thực nghiệm trồng các dòng mì nhập khẩu trồng từ cây nuôi cấy mô; quan sát các thao tác về quy trình nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm; các thao tác về kỹ thuật nhân giống mì trên hệ thống khí canh…

Hiện Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc và Trường Đại học Nông lâm TP.HCM đang triển khai thí điểm mô hình sản xuất giống mì sạch bệnh bằng kỹ thuật nuôi cấy mô và kỹ thuật nhân giống mì trên hệ thống khí canh. Đây được cho là các giải pháp cấp bách, hữu hiệu để tạo ra nguồn giống sạch bệnh với sản lượng lớn cung cấp cho nông dân trồng mì, trong đó có nông dân Đồng Nai trong tình trạng dịch khảm lá đang bùng phát trên diện rộng như hiện nay. Chỉ riêng Đồng Nai, hiện có 9.068ha diện tích mì nhiễm bệnh khảm lá, chiếm khoảng 65% tổng diện tích mì trên địa bàn tỉnh.

Chương trình này nằm trong dự án “Phát triển và phổ biến hệ thống sản xuất mì bền vững thông qua quản lý sâu bệnh hại” do Văn phòng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ gồm 4 nội dung: phát triển các tác nhân gây bệnh hại trên cây mì và phát triển hệ thống cảnh báo bệnh trong khu vực: sinh thái quần thể và quản lý côn trùng hại mì; thiết lập hệ thống giống mì để cung cấp hom mì sạch bệnh cho nông dân; chuyển giao công nghệ và khuyến nông. 

Bình Nguyên

Tin xem nhiều