Vi phạm về đất đai, xây dựng "nóng" tại nhiều địa phương trong tỉnh; ngành dịch vụ khởi sắc sau dịch Covid-19; khó khăn trong ngầm hóa lưới điện đô thị; tác hại của vay "tín dụng đen"; làm rõ tình trạng ngân hàng "ép" khách hàng mua bảo hiểm… là những nội dung nổi bật trên Báo Đồng Nai số 4103 ra ngày 19-12-2020.
Bìa số báo ra ngày 19-12 |
Vi phạm về đất đai, xây dựng “nóng” tại nhiều địa phương trong tỉnh; ngành dịch vụ khởi sắc sau dịch Covid-19; khó khăn trong ngầm hóa lưới điện đô thị; tác hại của vay “tín dụng đen”; làm rõ tình trạng ngân hàng “ép” khách hàng mua bảo hiểm… là những nội dung nổi bật trên Báo Đồng Nai số 4103 ra ngày 19-12-2020.
* Không để vi phạm về đất đai, xây dựng diễn biến phức tạp
Trong năm 2020, tình hình vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong đó, vi phạm về san lấp mặt bằng, tự phân lô, xây dựng công trình không phù hợp quy hoạch, không có giấy phép xây dựng, xây dựng sai giấy phép… đang là vấn đề “nóng” tại nhiều địa phương trong tỉnh.
* Ngành dịch vụ có nhiều khởi sắc
Trong thời gian qua, Đồng Nai kiểm soát khá tốt dịch Covid-19 nên nhu cầu đi du lịch, ăn uống và các dịch vụ phục vụ cá nhân của người dân tăng. Các nhà hàng, khách sạn, công ty vận tải, du lịch, lưu trú… cũng triển khai nhiều hình thức thu hút khách hàng. Điều này đã mang lại nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực đối với các ngành dịch vụ trong tỉnh.
* Ngầm hóa lưới điện đô thị: Còn nhiều khó khăn
Ngầm hóa lưới điện góp phần đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn cho người dân là chủ trương của tỉnh, ngành Điện và ngành Viễn thông. Quá trình ngầm hóa đường dây đã được thực hiện nhiều năm và bước đầu làm sạch nhiều “mạng nhện”, mang lại diện mạo mới cho nhiều tuyến đường. Tuy nhiên, việc triển khai ngầm hóa đường dây còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
* Giáo viên chủ nhiệm, muôn việc phải “ôm”
Gánh nặng sổ sách, báo cáo và những công việc không tên đang khiến cho nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cảm thấy áp lực, ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn.
* Cảnh giác với "tín dụng đen"
Vì nhu cầu chi tiêu đột xuất, nhất là vào những dịp cuối năm, không ít người sẵn sàng vay mượn tiền với lãi suất 20-50%/tháng, cao gấp nhiều lần mức lãi suất vay mà pháp luật cho phép (không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay).
* Ngân hàng “liên kết” với công ty kinh doanh bảo hiểm: Làm khó người vay tiền
Ngày 20-11, Báo Đồng Nai có bài Siết quản lý kênh bán bảo hiểm thông qua ngân hàng. Trong bài viết, lãnh đạo một số ngân hàng thừa nhận ngân hàng của họ đã và đang liên kết, hợp tác với nhiều công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm khoản vay để cung cấp dịch vụ này đến khách hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng cho rằng chỉ giới thiệu chứ không có tình trạng “ép” người vay mua bảo hiểm.
Cùng nhiều thông tin đặc sắc, thiết thực khác...
BĐN