Báo Đồng Nai điện tử
En

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai

01:04, 25/04/2022

(ĐN) - Ngày 25-4, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn năm 2022.

(ĐN) - Ngày 25-4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022. Tại điểm cầu Đồng Nai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cùng các sở, ngành có liên quan tham dự.

Lãnh đạo UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành liên quan họp trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Đồng Nai
Lãnh đạo UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành liên quan họp trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Đồng Nai

Năm 2021, trên cả nước đã xảy ra 18/22 loại hình thiên tai, trong đó có 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới; 326 trận dông, lốc, mưa lớn; 170 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 139 trận động đất; 403 điểm sạt lở nguy hiểm. Các bộ, ngành đã khắc phục khó khăn, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và cộng đồng nên thiệt hại do thiên tai năm 2021 giảm nhiều so với năm 2020 và các năm trước đó, thiên tai năm qua đã làm 108 người chết và mất tích (giảm 70% so với năm 2020), thiệt hại về kinh tế trên 5.200 tỷ đồng (giảm 87% so với năm 2020).

Tính từ đầu năm đến nay, các lực lượng trên toàn quốc đã điều động hơn 83 ngàn lượt người và gần 7.000 lượt phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn 2.593 vụ; cứu được 2.968 người và 397 phương tiện. Riêng quân đội điều động gần 45 ngàn lượt người (chiếm 60%) và 4.522 lượt phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn 1.322 vụ (chiếm 54%) cứu được 1.465 người và 303 phương tiện (76%), di dời 7.948 hộ dân đến nơi an toàn…

Chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Lê Văn Thành yêu cầu thời gian tới, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và các địa phương cần chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tại; tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó thiên tại từ Trung ương đến cơ sở. Đặc biệt, cần nâng cao năng lực cứu hộ cứu nạn, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân; đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ thông phòng, chống thiên tai.

                                                                                                Đăng Tùng

 

Tin xem nhiều