Báo Đồng Nai điện tử
En

Loại bỏ tính hình thức trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

02:04, 27/04/2022

(ĐN)- Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp lần thứ 2 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số được tổ chức ngày 27-4 theo hình thức trực tuyến với các bộ ngành, địa phương trong cả nước...

(ĐN)- Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp lần thứ 2 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số được tổ chức ngày 27-4 theo hình thức trực tuyến với các bộ ngành, địa phương. Tham dự phiên họp tại điểm cầu Đồng Nai có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng và đại diện các sở, ngành của tỉnh.

Thủ tướng
Thủ Tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp (Ảnh: TTXVN)        

Theo Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam xác định chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ rất quan trọng, gắn với 3 trụ cột là Chính phủ số, nền kinh tế và xã hội số. Doanh nghiệp, người dân cũng đang rất tích cực quan tâm, tham gia. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa phê duyệt ngày 10-10 hằng năm là Ngày chuyển đổi số quốc gia.

Với nguồn lực có hạn, Thủ tướng lưu ý việc đầu tư cho chuyển đổi số phải có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, không dàn trải, chia cắt, manh mún, rời rạc, lựa chọn những việc có tác động lan tỏa, hiệu quả ngay để triển khai.

Phó
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng và đại diện các sở, ngành của tỉnh dự họp tại điểm cầu Đồng Nai (Ảnh: Văn Gia)

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, chuyển đổi số đã là một xu thế và trở thành nhiệm vụ quan trọng, do vậy yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nêu cao trách nhiệm của mình. Phải hoạt động thực sự, có hiệu quả thực sự, tránh hình thức, mang tính chất hô hào nhưng chuyển biến không cao.

Để có thể làm được điều đó, nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số là rất nặng nề. Theo đó, phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách, nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh. Tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam. Chuyển đổi số thực sự gắn với sự phát triển, sự phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Các Doanh nghiệp Đồng Nai tham quan một gian hàng giới thiệu công nghệ chuyển đổi số
Các Doanh nghiệp Đồng Nai tham quan một gian hàng giới thiệu công nghệ chuyển đổi số (Ảnh: Văn Gia)

Báo cáo của Bộ Thông tin và truyền thông cho biết, đóng góp của kinh tế số cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng. Quý 1-2022, ước tính doanh thu kinh tế số đạt khoảng 53 tỷ USD. Trong đó, kinh tế số nền tảng có tốc độ tăng trưởng 28%, đạt doanh thu 8 tỷ USD, còn lại là kinh tế số ICT và kinh tế số ngành, với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình khoảng 15%. Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, đến hết tháng 2-2022 có 65,3 ngàn doanh nghiệp công nghệ số được thành lập mới tính tăng 487 doanh nghiệp so với năm 2021. Các cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho Chính phủ số đang được đẩy mạnh triển khai.

 Văn Gia

 

Tin xem nhiều