Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhiều ý kiến góp ý Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

01:04, 26/04/2022

(ĐN) - Sáng 26-4, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

(ĐN) - Sáng 26-4, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Bà Lê Thị Thái, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu tại tọa đàm
Bà Lê Thị Thái, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu tại tọa đàm

Phát biểu khai mạc tọa đàm, bà Lê Thị Thái, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) sau gần 15 năm thực hiện đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, góp phần bảo vệ người bị bạo lực, xử lý các hành vi bạo lực gia đình và nâng cao bình đẳng giới trong gia đình.

Tuy nhiên, hiện nay vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng ngày càng trầm trọng, đa dạng, phức tạp và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành. Quá trình thi hành Luật PCBLGĐ cũng xuất hiện nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên ngành trong PCBLGĐ. Vì vậy, việc sửa đổi Luật PCBLGĐ thực sự cần thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; khắc phục những bất cập của luật hiện hành, đồng thời bảo đảm phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đại diện Sở VH-TT&DL tham gia đóng góp ý kiến tại buổi tọa đàm
Đại diện Sở VH-TTDL tham gia đóng góp ý kiến tại buổi tọa đàm

Được biết, dự thảo Luật PCBLGĐ (sửa đổi) gồm 6 chương, 62 điều, tăng 16 điều so với Luật hiện hành. Đây là dự án luật có phạm vi điều chỉnh rộng, có liên quan trực tiếp đến các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có liên quan, bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm, đại diện các sở, ngành và Hội LHPN các cấp đã góp ý, đề nghị xem xét, bổ sung thêm một số hành vi bạo lực gia đình; xem xét quy định về trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình tránh trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình lấy ngân sách chung của gia đình để bồi thường cho người bị bạo hành. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, cần phải nghiên cứu bổ sung quy định người có hành vi bạo lực gia đình là người phải ra khỏi nhà khi xảy ra bạo lực gia đình. Một số ý kiến đề nghị bổ sung một số nội dung, như: giải thích thuật ngữ, khái niệm; xem xét, quy định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý bạo lực gia đình; nghiên cứu, bổ sung thêm một số hình thức xử phạt người gây ra bạo lực gia đình…

Tin, ảnh: Nga Sơn

Tin xem nhiều