Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng tại buổi làm việc với Sở GD-ĐT, các Phòng GD-ĐT địa phương, đại diện các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh vào sáng 28-9. Cùng dự buổi làm việc có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.
(ĐN)-Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng tại buổi làm việc với Sở GD-ĐT, các Phòng GD-ĐT địa phương, đại diện các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh vào sáng 28-9. Cùng dự buổi làm việc có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc |
Tại buổi làm việc, đại diện các trường phổ thông, các Phòng GD-ĐT đã nêu những khó khăn của đơn vị, địa phương trong triển khai nhiệm vụ dạy và học. Trong đó có mức thu nhập của giáo viên, nhân viên ngành giáo dục hiện còn thấp, chưa đáp ứng đời sống thực tế. Đã xuất hiện trạng trạng giáo viên, nhân viên xin nghỉ việc xuất phát từ nguyên nhân thu nhập thấp. Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 gặp khó do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo thiết kế của chương trình mới. Quá trình triển khai dạy tích hợp theo chương trình mới khiến giáo viên áp lực do phải dạy liên môn, trong khi chỉ được đào tạo đơn môn...
Ghi nhận và đánh giá cao tâm huyết của các cán bộ quản lý và nhà giáo, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết, tỉnh sẽ có văn bản chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND các huyện khẩn trương rà soát lại việc bổ nhiệm cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục hiện còn thiếu. Không được để xảy ra tình trang sưu tra hồ sơ bổ nhiệm cán bộ giáo dục rồi để quá 6 tháng, hồ sơ hết hạn phải sưu tra lại, lãng phí thời gian.
Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ trao đổi tại buổi làm việc |
Liên quan đến biên chế, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Nội vụ tham mưu, đảm bảo đủ biên chế cho ngành giáo dục, không được giảm biên chế đối vớingành giáo dục vì hàng năm số học sinh của Đồng Nai vẫn tăng. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài chính tham mưu UBNB tỉnh tăng chi cho ngành giáo dục, cùng với đó các huyện phải cân nhắc việc chi cho hoạt động sửa chữa trường lớp phù hợp. Việc chi hoạt động giáodục phải đảm bảo được chất lượng giáo dục, đồng thời tăng các hoạt động giáo dục kỹ năng, ngoại ngữ, ngoại khoá. Chủ tịch UBND tỉnh đặc biệt nhấn mạnh, đầu tư mạnh cho giáo dục để có nguồn nhân lực chất lượng caophục vụ phát triển, nhưng phải đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Hiệu trưởng Trường THCS Trần Hưng Đạo (TP.Biên Hòa) nêu kiến nghị tại buổi làm việc |
Về đẩy mạnh đầu tư chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, những năm tới tỉnh sẽ đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng cho hoạt động này, do đó Sở GD-ĐT phải tham mưu cho UBND tỉnh kế hoạch đầu tư trang thiết bị, hệ thống phần mềm, đường truyền internet tốc độ cao để khai thác hoạt động hiệu quả.
Công Nghĩa