Báo Đồng Nai điện tử
En

Phiên thảo luận đầu tiên về tình hình kinh tế - xã hội

09:10, 27/10/2022

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 27-10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 27-10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Đại biểu Lê Hoàng Hải (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) phát biểu thảo luận tại hội trường
Đại biểu Lê Hoàng Hải (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) phát biểu thảo luận tại hội trường

Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, tâm huyết, nhìn thẳng vào vấn đề, phân tích, đánh giá sâu sắc và đưa ra kiến nghị, đề xuất cụ thể. Trong đó có các vấn đề như: chủ động các kịch bản ứng phó với lạm phát đang gia tăng trên toàn cầu; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; về phương án tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức và người lao động; giải pháp cho tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc…

Tham gia thảo luận tại phiên họp, đại biểu Lê Hoàng Hải (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) cho rằng, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra rất mạnh mẽ, xu thế kinh tế số là bước phát triển tất yếu đối với kinh tế quốc gia, là cơ hội giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác. Đại biểu cũng đánh giá cao việc Chính phủ ban hành kịp thời cũng như thống nhất với quan điểm định hướng chiến lược của Chính phủ trong Quyết định 411 về chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số năm 2025, định hướng năm 2030.

Tuy nhiên, đại biểu Lê Hoàng Hải cho rằng, bên cạnh một số kết quả ấn tượng, câu chuyện chuyển đổi số của Việt Nam cũng đang đối diện với không ít thách thức về thể chế, về đo lường quy mô kinh tế số; vấn đề dữ liệu lớn và chuyển dữ liệu xuyên biên giới, hạ tầng số; chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ, rủi ro an toàn, an ninh mạng…

Để hợp lực chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, đại biểu Lê Hoàng Hải đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm tới việc hoàn thiện thể chế kinh tế số, cần đẩy mạnh hoàn thiện thể chế hơn nữa, đặc biệt là một số nội dung rất cấp thiết. Theo đó, sớm ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để bảo vệ mỏ vàng của kinh tế số; ban hành Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) để tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thúc đẩy các giao dịch điện tử tin cậy, an toàn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát để hỗ trợ thúc đẩy đổi mới, sáng tạo các mô hình kinh doanh số, tài sản số, cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng, bất động sản số, bảo hiểm số, giáo dục số và y tế số. Xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê đo lường quy mô nền kinh tế số theo tiêu chuẩn quốc tế…

Phát biểu kết luận nội dung phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, đã có 42 đại biểu phát biểu, 7 đại biểu tranh luận, 3 bộ trưởng đã tham gia trao đổi các vấn đề mà các đại biểu quan tâm. Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, trong phiên họp hôm nay 28-10, các đại biểu Quốc hội phát biểu thêm về các vấn đề còn ít ý kiến tham gia.

P.V (tổng hợp)

Tin xem nhiều