(ĐN) - Trong 2 ngày 26 và 27-6, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ "Kỹ năng phỏng vấn và viết chân dung".
(ĐN) - Trong 2 ngày 26 và 27-6, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ “Kỹ năng phỏng vấn và viết chân dung”.
Nhà báo Phan Tùng Sơn hướng dẫn nghiệp vụ phỏng vấn tại lớp bồi dưỡng |
Lớp tập huấn do đại tá, nhà báo Phan Tùng Sơn, Phó trưởng cơ quan đại diện Báo Quân đội nhân dân tại TP.HCM phụ trách. Hơn 20 phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí khu vực phía Nam đã tham gia lớp tập huấn.
Theo nhà báo Phan Tùng Sơn, một nghiên cứu mới đây về thể loại phỏng vấn cho thấy, hiện nay, khoảng 50% các bài phỏng vấn có nội dung phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ về các vấn đề thời sự, truyền thông chính sách; khoảng 20% có nội dung giải thích, hướng dẫn từ chuyên gia; 13% có nội dung khắc họa chân dung… Về đối tượng phỏng vấn, lãnh đạo, cán bộ chiếm đa số với 67%, giới chuyên gia chiếm 20%, văn nghệ sĩ và người nổi tiếng chiếm 12%, chỉ có rất ít người dân được phỏng vấn. Trong khi đó, độc giả có nhu cầu tìm hiểu về người nổi tiếng, các tấm gương điển hình; được tiếp cận đối tượng phỏng vấn đa dạng, phong phú hơn, không nên quá tập trung vào lãnh đạo, cán bộ. Đây cũng là cách để nhà báo đưa những thông tin phản hồi, phản biện khi chính sách đi vào cuộc sống…
Để có được một bài phỏng vấn hay, trong quá trình phỏng vấn, nhà báo cần khéo léo áp dụng hình thức hỏi ngẫu phát đan xen bình luận, mô tả, phản ánh… Nhà báo cũng cần tìm hiểu kỹ vấn đề trước khi phỏng vấn, nên nhìn vấn đề qua lăng kính nhân văn…
Hải Yến