(ĐN) - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ ngày 26-5 đến 1-6, toàn tỉnh ghi nhận 162 ca mắc tay chân miệng, tăng 100% so với tuần trước đó.
(ĐN) - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ ngày 26-5 đến 1-6, toàn tỉnh ghi nhận 162 ca mắc tay chân miệng, tăng 100% so với tuần trước đó.
Bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai dặn dò phụ huynh cách chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng |
Số ca tăng ở hầu hết các huyện, thành phố, tăng nhiều nhất ở TP.Biên Hòa, H.Trảng Bom, H.Long Thành.
Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 900 ca mắc tay chân miệng. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, những ngày gần đây, số bệnh nhi nhập viện để điều trị bệnh tay chân miệng cũng tăng gấp 3 lần so với tuần trước đó.
Riêng tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, đã điều trị thành công cho một bệnh nhi 17 tháng tuổi mắc tay chân miệng mức độ rất nặng. Bệnh nhi phải thở máy và lọc máu, điều trị tích cực bằng thuốc đặc hiệu.
Virus tay chân miệng chủ yếu lây qua tiếp xúc với dịch mũi hoặc họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước hoặc phân của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh tay chân miệng gồm: trẻ sốt cao liên tục không hạ, tự dưng nôn ói, nhợn ói, run tay, run chân, đi không vững, thở mệt. Một dấu hiệu đặc trưng là trẻ ngủ bị giật mình.
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được khám, điều trị kịp thời. Nếu xử lý chậm trễ, tình trạng bệnh của bệnh nhi có thể chuyển nặng, thậm chí tử vong.
Hạnh Dung