Báo Đồng Nai điện tử
En

Huyện Xuân Lộc: Tạo đột phá để phát triển nhanh về nông nghiệp

09:01, 16/01/2012

Qua 20 năm, kể từ ngày thành lập, đến nay huyện Xuân Lộc đã có sự phát triển vượt bậc, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, nhờ nắm bắt và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất..., bà con nông dân nhiều nơi đã tạo ra được các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng...

Qua 20 năm, kể từ ngày thành lập, đến nay huyện Xuân Lộc đã có sự phát triển vượt bậc, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, nhờ nắm bắt và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất..., bà con nông dân nhiều nơi đã tạo ra được các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng...

Cây bắp lai ở Xuân Lộc đạt 15 tấn/hécta.
Cây bắp lai ở Xuân Lộc đạt 15 tấn/hécta.

Toàn huyện Xuân Lộc có hơn 72.700 hécta đất tự nhiên, trong đó có đến khoảng 60% là đất nông nghiệp. Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu, nên từ lâu huyện đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp cụ thể và đồng bộ. Trong đó, huyện đã tập trung vận động và hướng dẫn nông dân trên các vùng đã quy hoạch tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao năng suất, giá trị hàng hóa, sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường.

* Đột phá từ khâu...giống

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Xuân Lộc đã chọn khâu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó có việc đưa giống mới vào sản xuất làm khâu đột phá. Theo đó, bắt đầu từ năm 1992, huyện đã trồng thử nghiệm 3kg giống bắp lai DK888 của Thái Lan (do Chính phủ Thái Lan trao tặng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt). Sau ba tháng trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, kết quả năng suất loại giống này tăng gấp ba lần giống bắp mà nông dân địa phương đang sử dụng. Từ kết quả thực tế đó, nông dân Xuân Lộc đã mạnh dạn sử dụng giống mới vào sản xuất và dần dần biến nơi đây thành một vùng chuyên canh cây bắp lai lớn nhất tỉnh. Hiện nay, Xuân Lộc cũng là địa phương tiếp cận và nhập nhiều giống bắp mới của các công ty giống cây trồng nổi tiếng trên thế giới, trong đó có: DK888, DK999, Biossed, Cargill...

Hiện nay, Xuân Lộc là địa phương tiếp cận và nhập nhiều giống bắp mới của các công ty giống cây trồng nổi tiếng trên thế giới, trong đó có: DK888, DK999, Biossed, Cargill...

Không chỉ chú trọng đột phá trong khâu giống ở các loại cây trồng ngắn ngày (như: lúa, bắp, đậu xanh, bông vải, mía...), mà các loại cây lâu năm, cây ăn quả cũng được huyện từng bước đầu tư giống mới theo đúng quy trình từ tiếp nhận, khảo nghiệm, chọn lọc đến trình diễn và chuyển giao cho nông dân sản xuất. Nhờ đó, số diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có sử dụng giống mới, giống tuyển chọn, giống có chất lượng cao và hiệu quả kinh tế ngày càng tăng. Trong chăn nuôi, công tác sind hóa đàn bò và nạc hóa đàn heo cũng đã được tập trung chỉ đạo thực hiện. Kết quả, toàn huyện đến nay đã có 98% đàn heo được nuôi bằng con giống hướng nạc, trong đó 100% đàn nái nền giống Yorkshire và Landrac. Về đàn bò, hiện đã có 99% tổng đàn bò có máu lai Sind.

* Ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật theo hướng sản xuất hàng hóa cũng được huyện triển khai tới tận các ấp. Huyện đã chú trọng liên hệ tổ chức nhiều buổi hội thảo, tập huấn và thực hiện các điểm trình diễn kỹ thuật canh tác mới trên cả hai lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và chuyển giao cho nông dân ứng dụng vào sản xuất với nhiều kết quả khá ấn tượng. Cụ thể, nông dân nhiều nơi đã đưa cây bắp đông-xuân xuống ruộng lúa, hình thành vùng sản xuất một vụ bắp + hai vụ lúa và hai vụ bắp + một vụ lúa ở các xã: Lang Minh, Suối Cát, Xuân Phú..., góp phần làm tăng diện tích vụ đông-xuân hằng năm. Các loại cây như: thuốc lá, đậu xanh, rau... cũng được luân canh trên đất lúa nhằm tăng năng suất cây trồng và giảm sâu bệnh.  Cây rau được nông dân trồng trong nhà lưới, chụp luống bằng bao ny-lông, theo quy trình trồng rau an toàn, không bón phân tươi, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng, bảo đảm thời gian cách ly... Nhờ đó, sản phẩm rau an toàn tại các câu lạc bộ trong huyện không chỉ cung cấp tại các chợ đầu mối, mà đã có chỗ đứng tại các siêu thị nổi tiếng tại T.Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận.

Trang trại chăn nuôi gà sử dụng 100% giống mới ở Xuân Lộc.
Trang trại chăn nuôi gà sử dụng 100% giống mới ở Xuân Lộc.

Cũng chính nhờ ứng dụng nhanh và rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, đến nay mỗi hécta cây trồng ngắn ngày ở nhiều nơi trên địa bàn huyện đã cho thu nhập từ 100-250 triệu đồng/năm. Trong đó, nổi bật nhất là trong vụ đông-xuân, cây bắp đã cho năng suất trên 10 tấn/hécta, thậm chí có hộ đạt đến 15 tấn/hécta như hộ ông Lý Phát Sinh ở xã Lang Minh, ông Lê Xuân Cương ở xã Xuân Phú...

Nhờ ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, đến nay mỗi hécta cây trồng ngắn ngày ở nhiều nơi trên địa bàn huyện Xuân Lộc đã cho thu nhập từ 100-250 triệu đồng/năm. Trong đó, nổi bật nhất là trong vụ đông-xuân, cây bắp đã cho năng suất trên 10 tấn/hécta, thậm chí có hộ đạt đến 15 tấn/hécta...

Lê Tùng

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều