Methanol là một loại cồn có độc tính cao, thường dùng như một chất dung môi công nghiệp. Theo bác sĩ ĐINH CAO MINH, Trưởng khoa tiêu hóa (Bệnh viện đa khoa Đồng Nai), do methanol có một phần đặc tính giống rượu uống, như: gây kích thích thần kinh, dễ bay hơi nên thường được pha vào rượu để tăng cảm giác hưng phấn cho người dùng.
Methanol là một loại cồn có độc tính cao, thường dùng như một chất dung môi công nghiệp. Theo bác sĩ ĐINH CAO MINH, Trưởng khoa tiêu hóa (Bệnh viện đa khoa Đồng Nai), do methanol có một phần đặc tính giống rượu uống, như: gây kích thích thần kinh, dễ bay hơi nên thường được pha vào rượu để tăng cảm giác hưng phấn cho người dùng.
Một trường hợp bị ngộ độc rượu được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. |
* Triệu chứng
Triệu chứng đầu tiên của nhiễm methanol là lú lẫn, ngủ li bì. Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện chậm từ 12 - 24 giờ sau khi methanol vào cơ thể, bao gồm: đau đầu; các triệu chứng giảm, mất cảm giác về thị lực; buồn nôn và nôn; thở nhanh; suy hô hấp. Nhiễm độc methanol thể nặng gây hôn mê, co giật, tụt huyết áp nặng và tử vong nhanh chóng.
* Cơ chế gây ngộ độc
Methanol sau khi được đưa vào cơ thể vào sẽ chuyển hóa thành formaldehyde nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase. Chính những chất này gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc. Nhiều trường hợp rượu uống được pha thêm loại cồn này để tạo cảm giác cho người uống vào thấy “phê” hơn. Song, nếu lượng ethanol (có trong rượu uống) đưa vào người vượt quá ngưỡng dung nạp của cơ thể, sẽ gây ngộ độc rượu (say) nhưng rồi sẽ tỉnh lại. Còn methanol đưa vào người lượng vượt ngưỡng sẽ không chỉ gây say nặng hơn rất nhiều so với ethanol mà dẫn đến tử vong rất nhanh do suy hô hấp, suy thận cấp. Nếu được can thiệp sớm và kịp thời tại bệnh viện, nạn nhân có thể may mắn sống sót, nhưng khả năng bị mù vĩnh viễn hoặc có những di chứng thần kinh là rất cao.
* Phòng tránh
Theo bác sĩ Minh, trong rượu bình thường (còn gọi là rượu bia thực phẩm) cũng đều chứa cồn ethanol và loại cồn này tuy được dùng để pha chế đồ uống nhưng ethanol cũng là chất gây độc, làm suy yếu hệ thần kinh. Để phòng tránh ngộ độc ethanol cũng như methanol, trước hết là không uống những loại rượu không rõ nguồn gốc; giảm lượng rượu uống và số lần uống (một ngày uống không quá 50ml rượu hoặc 750ml bia); uống có kiểm soát, uống những loại rượu có độ cồn vừa phải, uống chậm.
* Một số lưu ý
Để hạn chế tình trạng uống say, ngoài việc giảm số lần uống, giảm lượng rượu uống vào, còn cần lưu ý: Trước khi uống rượu, chủ động ăn một ít thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất này sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu. Nhờ đó, người uống sẽ lâu bị say hơn và say ít hơn; không uống rượu chung với nước ngọt và những thức uống khác có gas, vì gas phản ứng tạo bọt khí sẽ làm cồn ngấm vào máu nhanh hơn; uống từ từ vì cơ thể của bạn chỉ có thể chuyển hóa được 25ml rượu (45 độ) mỗi giờ - tương đương 1/10 xị. Nếu uống cấp tập, lượng cồn dôi dư sẽ thấm vào máu, đến não tạo phản ứng nhiễm độc chất cồn đối với não. Nếu muốn nôn, cứ nôn ra, không nên kìm nén lại bởi nôn là phản ứng tự giải độc của cơ thể; không uống các loại thuốc chống nôn vì thuốc đó sẽ tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể bạn, mà gan lại không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan...
Phương Liễu (ghi)