Báo Đồng Nai điện tử
En

Tay, chân bị đứt lìa: Bảo quản tốt để nối thành công

09:06, 19/06/2012

Thời gian gần đây, có rất nhiều ca bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động bị đứt lìa tay, chân. Với trình độ kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại, việc phẫu thuật nối tay, chân đứt lìa phần lớn đã được thực hiện thành công. Tuy nhiên, tỷ lệ hồi phục chức năng của các chi sau khi được phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào cách bảo quản ban đầu.

 

Thời gian gần đây, có rất nhiều ca bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động bị đứt lìa tay, chân. Với trình độ kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại, việc phẫu thuật nối tay, chân đứt lìa phần lớn đã được thực hiện thành công. Tuy nhiên, tỷ lệ hồi phục chức năng của các chi sau khi được phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào cách bảo quản ban đầu.

* Thời gian “vàng” cho phẫu thuật thành công

Theo bác sĩ Nguyễn Tường Quang, Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện đa khoa Thống Nhất),  khi một phần cơ thể không được tưới máu, các mô sẽ thiếu oxy, dưỡng chất, đồng thời sự biến dưỡng tế bào sẽ tạo ra CO2 và  các chất độc hại. Trong điều kiện này, tế bào sẽ dần dần chết đi, y khoa gọi là hoại tử.

Thời gian chịu đựng sự thiếu máu nuôi gây ra hoại tử nhanh hay lâu tùy theo từng loại mô. Nhanh hoại tử nhất là bắp thịt với chỉ trong 2 giờ khi ở nhiệt độ trên 20 độ C và lâu hơn là phần cơ xương với khoảng 6 giờ, nếu được giữ trong môi trường lạnh.Do đó, theo bác sĩ Quang, sự thành công hay thất bại của ca phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào cách bảo quản bộ phận đứt lìa và thời gian sau khi chi lìa khỏi cơ thể. Tốt nhất, nên giữ lạnh bộ phận đứt lìa ở nhiệt độ từ 0-10oC và đưa người bệnh cùng bộ phận này đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Nguyên tắc sơ cứu và bảo quản chi đứt lìa

- Đối với bệnh nhân: Nên rửa vết thương bằng nước sạch hoặc dung dịch sát trùng nhẹ. Sau đó băng vết thương bằng vải sạch hay gạc vô trùng và cho bệnh nhân nằm nghỉ trong khi chờ chuyển viện. Đối với bàn tay, ngón tay chỉ cần băng ép lên vết thương là đủ, nếu đứt lìa tay, chân thì cần làm thêm ga-rô để tránh chảy máu. Cần làm đúng kỹ thuật: Dùng băng hay dây vải quấn vài vòng phía trên phần đứt của tay, chân khoảng 10 cm, thắt chặt cho đến khi máu ngưng chảy. Nếu đi xa, cứ 90 phút thì nới băng cột trong 5 phút.

- Đối với phần chi đứt lìa: Cầm nắm nhẹ, rửa sạch bằng nước sạch hoặc dung dịch sát trùng nhẹ. Tuyệt đối không được rửa bằng xà phòng hay hóa chất. Sau đó quấn băng hoặc vải sạch quanh phần đứt lìa rồi cho vào một túi nhựa mỏng, cột chặt miệng túi. Tiếp đó đặt túi vào thùng, thau chứa đá lạnh hoặc cho túi đựng chi vào trong một túi nhựa đầy đá lạnh và cho chuyển theo nạn nhân. Tuyệt đối không nên cho phần chi đứt lìa trực tiếp vào thùng đựng nước đá.

- Đối với phần chi đứt gần lìa: Cũng nên rửa phần chi đứt và băng chung với vết thương. Cách băng cũng theo nguyên tắc trên. Sau đó đặt các túi nhựa nhỏ chứa đá lạnh xung quanh phần đứt gần lìa khi chuyển viện.

Phi Trường

 

Tin xem nhiều