Đĩa than Vết lăn trầm của ca sĩ Cẩm Vân ra mắt công chúng yêu âm nhạc tại Việt Nam ngày 28-3-2025, nhân dịp 24 năm ngày giỗ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (qua đời ngày 1-4-2001).
Ngày cuối tuần, chị đồng nghiệp rủ tôi về vườn trái cây Long Khánh, nơi mệnh danh thủ phủ trái cây nhiệt đới ngon nhất miền Đông Nam Bộ. Dẫn tôi đi thăm khu vườn sầu riêng, ngay lúc ấy tôi đã phải lòng loài hoa thật lạ lùng.
Hướng tới sự kiện 50 năm nền văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (1975-2025), Hội VHNT Đồng Nai đã tổ chức trại sáng tác với chủ đề: Đồng Nai - Nơi hội tụ mạch nguồn văn hóa và phát triển bền vững năm 2025.
Chú mèo Louis đang sống trên đất Mỹ cùng “cô chủ Mami” - một du học sinh Việt Nam - là nhân vật chính trong tác phẩm mới nhất của nhà văn Gia Bảo do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành tháng 3-2025: Mùa hè có tuyết.
Tôi, một giáo viên tuổi ngũ tuần, cùng các học trò đi tìm tư liệu quay clip giới thiệu danh lam thắng cảnh quê hương Định Quán, chuẩn bị cho tiết học sắp tới. Các em về hết, tôi cố nán lại để cảm nhận được rõ hơn những cảm xúc ùa về.
Tập thơ Trái tim của đảo của nhà thơ Hồ Huy Sơn vừa ra mắt bạn đọc tháng 3-2025, thuộc Tủ sách biển đảo Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng và cũng là tác phẩm tham gia Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất.
Trong nhịp sống thời công nghệ, nhiều trẻ em dần bỏ thói quen đọc sách, chìm đắm trong màn hình và thế giới ảo, mất kết nối với thiên nhiên quanh mình.
Nghệ sĩ Ưu tú Đình Cương được công chúng cả nước biết đến vai trò vừa là nhạc công xuất sắc, vừa sở hữu giọng hát chèo mượt mà, hát chầu văn, hát xẩm truyền cảm, sâu lắng.
Tập thơ Người là một bóng chim khuê tú ra mắt ngày 8-3 của nhà thơ Nguyễn Thiên Ngân (Nhà xuất bản Văn học và Phục Hưng Books ấn hành) đánh dấu sự tái ngộ bạn đọc sau 7 năm.
Tập sách đầu tay của tiến sĩ Nguyễn Thị Quốc Minh - giảng viên Khoa Văn học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Trà sữa cùng Gen Z gây ấn tượng khi được đơn vị Giáo dục Sài Gòn in với số lượng 5 ngàn bản.
Tôi đến với Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai chậm ba năm so với những hội viên “khai quốc công thần”, thời hai nhà văn gạo cội Lý Văn Sâm và Hoàng Văn Bổn nhận trách nhiệm xây dựng lực lượng văn nghệ sĩ và phong trào sáng tác địa phương.
“Chùm Nguyệt Quế tỏa hương ngoài ngõ/ Gọi mặt trời đánh thức nắng mai”; “Cây xanh - Gương mặt người lóng lánh/ Nối bền ngàn vạn đời sau”; “lặng im/ không tiếng kèn báo thức/ mà lòng tôi bừng dậy/ trong ngần”;