Gần 50 năm kể từ khi quân đội Mỹ bắt đầu rải chất độc da cam/dioxin xuống nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, đến nay chất độc này vẫn tiếp tục tác động và gây hậu quả nghiêm trọng lên con người và môi trường.
Gần 50 năm kể từ khi quân đội Mỹ bắt đầu rải chất độc da cam/dioxin xuống nhiều nơi trên đất nước Việt
Tại cuộc đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin diễn ra sáng qua 8-4 ở Đồng Nai, các ý kiến cho rằng đã đến lúc Mỹ nên đóng vai trò chính trong việc đáp ứng những chi phí trong việc giải quyết các hậu quả do chất độc da cam/dioxin gây ra ở Việt
* Hậu quả vẫn còn tác động lâu dài
Theo bản tuyên bố và chương trình hành động của Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin, trong giai đoạn 1961-1971, hơn 20 triệu galon chất độc da cam/dioxin đã được Mỹ sử dụng để rải xuống nhiều nơi tại Việt Nam. Việc phun rải chất độc này đã hủy diệt 5 triệu hecta rừng, phá hủy 500 ngàn hecta hoa màu; ít nhất có 4,5 triệu người Việt Nam và 2,8 triệu quân nhân Mỹ tham chiến ở Việt Nam bị phơi nhiễm chất da cam và các loại chất diệt cỏ khác. Theo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt
Ông Ngô Quang Xuân và Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh thăm các trẻ tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật Đồng Nai chiều 8-4.
|
Dù chiến tranh đã đi qua 36 năm, nhưng chất độc da cam/dioxin vẫn đang tiếp tục tác động lên con người và môi trường. Điều này được tiến sĩ Thomas Boivin, nhà nghiên cứu người Mỹ về chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, cho biết: "Năm 2010, chúng tôi đã lấy 161 mẫu đất, nước, bùn cặn, mẫu động, thực vật ở 3 khu vực Z1 (kho lưu trữ chất da cam/dioxin), khu Pacer Ivy (khu đóng gói) và khu vực các hồ trong sân bay Biên Hòa; lấy mẫu máu và sữa mẹ của những người sống tại 4 phường xung quanh khu vực sân bay Biên Hòa. Các mẫu này được đem đi phân tích tại phòng thí nghiệm ở
Không chỉ ở sân bay Biên Hòa, những nghiên cứu về sự tác động của chất độc da cam/dioxin trên con người ở những khu vực nhiễm chất độc da cam/dioxin của cả nước vẫn đang làm dài thêm danh sách những người phơi nhiễm dioxin tại Việt Nam. Ông Ngô Quang Xuân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Trưởng nhóm đối thoại Việt - Mỹ cho biết, thông qua chương trình hợp tác giữa hai chính phủ, đến nay nhóm đối thoại đã xác định được 28 điểm nóng về dioxin trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có nhiều điểm nóng mới phát hiện. Các điểm nóng này là những sân bay có kho chứa chất độc trước kia được quân đội Mỹ đưa đi rải, nơi máy bay chở dioxin bị bắn hạ và những khu vực bị rải chất độc...
"Những năm gần đây, vấn đề môi trường đã có những tiến bộ nhất định, đặc biệt là các nỗ lực về điều tra, khảo sát các điểm nóng bị ô nhiễm chất độc da cam. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề liên quan đến con người, đến các nạn nhân thì còn khó khăn, nhạy cảm và đòi hỏi chi phí cao gấp nhiều lần so với vấn đề về môi trường. Hàng năm, Chính phủ nước ta phải chi trên 50 triệu USD cho khoảng hơn 200 ngàn nạn nhân với mức trợ cấp tối thiểu" - Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt
* Tiếp tục những nỗ lực đòi công bằng
Đồng hành với những hoạt động của Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin, tiến sĩ Charles Bailey, Giám đốc sáng kiến đặc biệt về chất độc da cam/dioxin của Quỹ Ford, cho biết: "Trước đây, những hoạt động của Ford đối với vấn đề da cam/dioxin còn manh mún, chưa toàn diện. Nhưng 10 năm qua, hoạt động của Ford đã bài bản hơn khi xác định được những tác động của chất độc da cam/dioxin trên con người và môi trường. Quỹ đã kêu gọi được nhiều nguồn lực quốc tế và hỗ trợ 34 triệu USD cho việc tẩy độc ở sân bay Đà Nẵng, 17 triệu USD cho công tác cung cấp dịch vụ phục vụ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Đồng thời, Quỹ Ford có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân ở những vùng bị nhiễm độc trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của chất da cam/dioxin để có hoạt động nông nghiệp, nông sản an toàn...".
Phải chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, thành viên Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin cho rằng: Hiện nay, vấn đề cấp bách nhất là phải chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần cho những nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Uyên Uyên |
Về công tác tẩy rửa sân bay Biên Hòa, ông Ngô Quang Xuân cho biết, sau sân bay Đà Nẵng, điểm nóng sân bay Biên Hòa sẽ được tẩy rửa. Đây cũng là điểm tập kết dioxin khá lớn trước đây của quân đội Mỹ. Hiện mức độ nhiễm độc ở sân bay Biên Hòa cao gấp nhiều lần mức cho phép. Việc tẩy rửa hai điểm mới được phía Bộ Quốc phòng Mỹ thông tin sẽ tốn khoảng 100 tỷ đồng. Trước đó, năm 2008 cũng tại đây, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tiến hành tẩy rửa khu vực kho lưu trữ chất độc bằng việc đào lấy 100 ngàn m3 đất ở khu vực nhiễm độc cao đem chôn lấp cô lập trên diện tích 4,3 hécta. Tình trạng phát tán chất độc da cam/dioxin ở khu vực này đã giảm nhiều so với trước...
Trong 10 năm tới, hành động của Nhóm đối thoại Việt -Mỹ sẽ gồm ba giai đoạn để đạt được hai mục đích chính: Làm sạch đất bị ô nhiễm dioxin và khắc phục hệ sinh thái đã bị tàn phá; mở rộng các dịch vụ cung cấp cho người khuyết tật có liên quan đến chất độc da cam/dioxin, cho những người bị các khuyết tật khác và cho gia đình của họ. Dự kiến kinh phí cho các hoạt động này khoảng 300 triệu USD. Cách tiếp cận của nhóm là nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là trong các giới chức và nhân dân Mỹ; huy động mọi nguồn lực có thể để hỗ trợ giải quyết vấn đề chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam; ưu tiên cho các dự án làm sạch đất bị nhiễm dioxin, phục hồi môi trường, hỗ trợ những người bị phơi nhiễm dioxin và gia đình họ.
Đến nay, Chính phủ Mỹ vẫn chưa chính thức thừa nhận có mối liên quan giữa chất độc da cam/dioxin đã rải trước đây với những bệnh tật của người dân Việt
Phương Liễu