Chiến khu Đ - căn cứ cách mạng, cái nôi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ở miền Đông Nam bộ đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Trong trang sử vàng của dân tộc, trong lòng người dân, trong tâm trí của cán bộ, chiến sĩ đã sống, chiến đấu tại căn cứ này, tên gọi Chiến khu Đ vẫn sống mãi...
Chiến khu Đ - căn cứ cách mạng, cái nôi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ở miền Đông Nam bộ đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Trong trang sử vàng của dân tộc, trong lòng người dân, trong tâm trí của cán bộ, chiến sĩ đã sống, chiến đấu tại căn cứ này, tên gọi Chiến khu Đ vẫn sống mãi...
* Biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường
Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa, vùng Tân Uyên phía Bắc tỉnh Biên Hòa (nay thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) với địa hình rừng núi trở thành điểm đứng chân của các cơ quan Khu bộ Khu 7, Tỉnh ủy Biên Hòa và lực lượng vũ trang yêu nước chống Pháp. Ngày 20-2-1946, Khu bộ Khu 7 tổ chức cuộc họp tại Lạc An và quyết định thành lập căn cứ địa kháng chiến tại 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An. Công tác quy hoạch, xây dựng căn cứ được triển khai: các cơ quan, đơn vị, công xưởng được bố trí từng khu vực. Mỗi khu vực đều có phương án di chuyển và mang một mật danh là A, B, C, D. Trong đó, D là khu vực tổng hành dinh Khu 7 đóng ở hố Ngãi Hoang. Từ cuối tháng 2-1946, căn cứ tổng hành dinh Khu 7 thường được gọi là "Chiến khu Đ".
Giữa năm 1946, cơ quan Khu bộ Khu 7 chuyển về địa bàn Vườn Thơm (Đức Hòa - Long An). Vào tháng 5-1946, tỉnh Biên Hòa tiến hành hội nghị quân sự tại Lạc An quyết định thống nhất các đơn vị vũ trang tỉnh và xây dựng Chiến khu Đ thành căn cứ chính thức của tỉnh Biên Hòa. Năm 1951, tỉnh Thủ Biên thành lập (trên cơ sở sáp nhập tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa), Chiến khu Đ trở thành một trong những căn cứ địa lớn của hệ thống căn cứ kháng chiến của
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân và dân Chiến khu Đ đã vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, gian khổ và hy sinh lớn lao để tồn tại. Chiến khu Đ trở thành hậu phương vững chắc, là địa bàn đứng chân, xuất phát những trận tấn công của lực lượng vũ trang cách mạng vào quân địch. Thực dân Pháp luôn xem Chiến khu Đ là trọng điểm tiêu diệt ở miền Đông
* Bồi đắp thêm cho hào khí Đồng Nai
Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, Chiến khu Đ không ngừng được mở rộng nối thông hành lang chiến lược của cách mạng cả nước, từ miền Bắc vào miền
Hòa cùng thắng lợi của quân dân cách mạng trên khắp miền đất nước, ngay từ đầu năm 1975, những trận tiến công vang dội của quân dân Chiến khu Đ đã trực tiếp uy hiếp, làm tê liệt hệ thống phòng thủ của quân đội Sài Gòn. Các đơn vị công binh, quân khu, dân công hỏa tuyến, quân dân các địa phương chiến khu... đã khẩn trương hoàn chỉnh các tuyến đường từ Nam Tây nguyên và trung tâm căn cứ, làm cầu phà bắc qua sông Đồng Nai phục vụ các binh đoàn chủ lực tiến về giải phóng Sài Gòn. Hệ thống đồn bót và căn cứ của địch lần lượt bị tiêu diệt, kẻ thù co cụm và cuối cùng đành chấp nhận thất bại trước bước tiến thần tốc của quân giải phóng. Từ Chiến khu Đ, đoàn quân giải phóng phối hợp với các mặt trận khác thực hiện Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giành lấy thắng lợi cuối cùng để thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975 lịch sử.
Chiến khu Đ - căn cứ cách mạng của quân dân Biên Hòa - Đồng Nai đã đứng vững trước mọi thử thách của lịch sử, cùng cách mạng cả nước làm nên chiến thắng thần thánh, đánh bại hai kẻ thù lớn. Tên gọi Chiến khu Đ đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, đẹp đẽ, hào hùng, tiêu biểu cho ý chí cách mạng, góp phần làm nên "miền Đông gian lao mà anh dũng", bồi đắp thêm cho Hào khí Đồng Nai sống mãi trong sự nghiệp vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, cái đói, khổ cực và thiên tai, thú dữ và sức tấn công, tàn phá khủng khiếp của quân thù... tưởng chừng như lắm lúc căn cứ cách mạng bị xóa sổ. Trong kháng chiến chống Mỹ, đối diện với kẻ thù hùng mạnh, vũ khí hiện đại, quân dân Chiến khu Đ gánh chịu những hy sinh, tổn thất nặng nề. Thiệt hại về cơ sở vật chất, mất mát về con người rất lớn nhưng trước hiểm họa đe dọa sự tồn vong của đất nước, với tinh thần bất khuất, tấm lòng trung kiên với cách mạng, quân dân Chiến khu Đ đã vượt qua những thử thách để làm nên chiến thắng oanh liệt, vang dội, góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm.
Phan Đình