Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhân ngày bản quyền và sách thế giới (23-4):
Giá trị của sách và văn hóa đọc

09:04, 22/04/2011

"Không có sách thì cuộc sống thật là nặng nề"- V.L.Lênin. "Trong số nhiều thế giới mà con người được ban tặng, không phải từ thiên nhiên mà từ chính trí tuệ của mình, thì thế giới sách là vĩ đại nhất"- Hermann Hesse. "Sách là những con tàu tư tưởng lênh đênh trên các lớp sóng thời gian và trân trọng chuyên chở thứ hàng hóa quý báu của mình hết thế hệ này sang thế hệ khác"- PH.Bêcơn. Đó là ba trong số rất nhiều những đánh giá về tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống con người.

"Không có sách thì cuộc sống thật là nặng nề"- V.L.Lênin. "Trong số nhiều thế giới mà con người được ban tặng, không phải từ thiên nhiên mà từ chính trí tuệ của mình, thì thế giới sách là vĩ đại nhất"- Hermann Hesse. "Sách là những con tàu tư tưởng lênh đênh trên các lớp sóng thời gian và trân trọng chuyên chở thứ hàng hóa quý báu của mình hết thế hệ này sang thế hệ khác"- PH.Bêcơn. Đó là ba trong số rất nhiều những đánh giá về tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống con người.

 

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, con người dễ dàng tiếp cận với các nguồn thông tin từ các kênh khác nhau. Tuy vậy, việc tiếp xúc với văn bản sách - đọc trực tiếp vẫn và sẽ không bao giờ mất đi vai trò, tác dụng và sự cần thiết. Đọc sách ngoài việc thu thập thông tin còn là quá trình giao tiếp, đối thoại tư tưởng giữa tác giả và người đọc, đối thoại giữa người đọc và nội dung, nhân vật của cuốn sách. Đối với cán bộ lãnh đạo càng cần phải đọc sách. Công việc thường xuyên của nhà lãnh đạo là lao động bằng trí óc, lao động sáng tạo, do đó phải thường xuyên đọc sách để cập nhật thông tin, kiến thức, để có vốn kiến thức và văn hóa đủ rộng để làm việc, nhất là trong giao tiếp, đối thoại với giới trí thức.

 

Trong dòng người tìm đến Thư viện Quốc gia, không chỉ có những bạn trẻ mà còn có các bậc cao Ảnh: T.L

Lênin nói rằng, Người làm cách mạng vì được thôi thúc khi đọc tác phẩm "Nhà tư bản tài chính" của nhà văn người Mỹ Đờ-rai-dơ. Còn doanh nhân cực kỳ thành đạt hiện nay - Nguyễn Trần Bạt thì nói rằng: "Lênin đọc Nhà tư bản tài chính để đi làm cách mạng, còn tôi đọc nó để kinh doanh". Và quả nhiên, hai con người ấy đều thành công vang dội trong lĩnh vực của mình. Giá trị của sách là như thế đấy! Có những cuốn sách không chỉ làm lay động nhận thức, làm thay đổi quan niệm sống, định hướng một lẽ sống mà có khi còn làm thay đổi số phận của một con người, còn có thể làm "rung chuyển", làm thay đổi cả thế giới. Nhiều lớp đàn anh kể rằng họ hừng hực xung phong ra mặt trận chiến đấu với kẻ thù vì được thôi thúc bởi những bài thơ của Tố Hữu, bởi lý tưởng cao đẹp của những cuốn sách như "Thép đã tôi thế đấy" của văn hào người Nga Ôxtơrốpxki ...

 

Các thế hệ lãnh tụ bậc thầy như C.Mác, Ph.Ăngghen, V.L Lênin, Hồ Chí Minh đều là những nhà tư tưởng "thông kim bác cổ". Để viết cuốn "Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga", trong điều kiện lao tù không có điều kiện tra cứu, Lênin đã nhớ và trích dẫn trên sáu trăm tài liệu tham khảo, đủ thấy sự thông tuệ và minh triết biết chừng nào. Các nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng ta cũng đồng thời là những nhà lý luận lớn, những nhà trí thức, nhà văn hóa lớn suốt đời làm việc với sách.

 

Đối với các nhà lãnh đạo hiện nay, việc đọc sách lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi trình độ dân trí ngày càng nâng cao, xã hội ngày càng dân chủ hơn nên sự tranh luận, đối thoại càng trở nên phổ biến. Muốn có trình độ để làm được những điều ấy, nhà lãnh đạo không còn cách nào khác phải thường xuyên đọc sách để "làm mới chính bản thân mình, để đủ chất liệu, năng lượng nuôi dưỡng tinh thần nhằm đề xuất những tư tưởng, ý tưởng, chiến lược mới... để thấu hiểu việc đời, thấu cảm với con người bằng trí tuệ khoa học và tâm hồn nhân văn" - Hoàng Chí Bảo.

 

Vì lẽ ấy, nhu cầu cũng như thói quen đọc sách của các nhà lãnh đạo là công việc cần và đặc biệt quan trọng.

 

Vũ Trung Kiên

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều