Cuốn sách đã ghi lại toàn bộ nội dung những tấm bia ghi danh những người đỗ đại khoa - đỗ từ tiến sĩ trở lên - của triều Lê và Mạc từ khoa thi 1442 đến khoa 1779. Chính xác hơn, đó là 81 tấm bia tiến sĩ của triều Lê và 1 tấm bia tiến sĩ triều Mạc. Loạt bia tiến sĩ đầu tiên gồm 10 tấm được dựng vào ngày 15-8-1484 đời Lê Thánh Tông. Tấm bia cuối cùng được dựng năm 1780 đời vua Lê Cảnh Hưng.
Cuốn sách đã ghi lại toàn bộ nội dung những tấm bia ghi danh những người đỗ đại khoa - đỗ từ tiến sĩ trở lên - của triều Lê và Mạc từ khoa thi 1442 đến khoa 1779. Chính xác hơn, đó là 81 tấm bia tiến sĩ của triều Lê và 1 tấm bia tiến sĩ triều Mạc. Loạt bia tiến sĩ đầu tiên gồm 10 tấm được dựng vào ngày 15-8-1484 đời Lê Thánh Tông. Tấm bia cuối cùng được dựng năm 1780 đời vua Lê Cảnh Hưng.
Nội dung các Văn bia hết sức phong phú. Qua những tấm bia này, người đọc có thể hình dung được không khí của xã hội đương thời. Nhiều tấm bia ghi rõ cả số người dự thi, cả đề bài ra của kỳ thi năm ấy. Tất cả các bia đều có tên tuổi của người đỗ khoa thi ấy được xếp từ cao xuống thấp. Người đọc có thể tìm thấy ở những tấm bia này tên tuổi của những người nổi tiếng trong lịch sử, như: các nhà sử học Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh; nhà toán học Lương Thế Vinh; các nhà văn hóa: Tể tướng Nguyễn Quý Đức, Bùi Huy Bích; nhà bác học Lê Quý Đôn; nhà chính trị, ngoại giao lỗi lạc Ngô Thì Nhậm...
Xuyên suốt nội dung của các văn bia là những tuyên ngôn về sử dụng và đãi ngộ người tài một cách độc đáo: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn (Bia khoa 1442). Sự lớn lao của nền chính trị của các bậc đế vương không gì quan trọng bằng trọng dụng nhân tài (Bia khoa 1448). Từ xưa, các bậc đế vương trị nước, chấn hưng giáo hóa, mở mang thịnh trị không đời nào không coi việc cầu tìm nhân tài, kén chọn kẻ sĩ là việc đầu tiên (Bia khoa 1496). Bởi vì nền chính sự tốt đẹp của Quốc gia không có nhân tài thì không thể gây dựng được (Bia khoa 1592)" v.v...
Nội dung của hầu hết các tấm bia đều có những răn dạy kẻ sĩ phải giữ mình trong sạch để không để lại vết nhơ, phải làm sao để xứng danh kẻ sĩ, không phụ ơn vua, lộc nước và kỳ vọng của mọi người: "Kẻ sĩ được khắc tên vào tấm đá này, thật may mắn biết bao! Cho nên, phải đem lòng trung nghĩa tự thẹn với mình, làm sao danh và thực hợp nhau... (Bia khoa 1487). Thảng hoặc có kẻ mượn khoa danh để làm kế ấm no, mượn đường ấy để được giới sĩ hoạn kính trọng, người đời sau tất sẽ nhìn vào họ tên mà nói: kẻ kia là hạng tiểu nhân gian tà, làm xấu lây cho khoa mục (Bia khoa 1577)... Coi việc giữ tước lộc chức vị là cao, coi xảo trá giả dối là trí, chạy theo dục vọng mà không theo đạo đức, bỏ thực chất mà theo hư danh, như thế thì hình tích đã chẳng còn, mà công luận không sao cho thoát, há chẳng đáng khinh bỉ lắm thay! (Bia khoa 1659)"...
Ngày 9-3-1010, hồ sơ Bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779) tại Văn miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội (Bia Tiến sĩ Văn miếu) đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới và ngày 27-5-2011, 82 bia Tiến sĩ của Việt Nam đã chính thức được ghi danh vào sách "Ký ức thế giới" của UNESCO. Những lời khắc ghi trên Văn bia Văn miếu vẫn mãi là niềm tự hào, hãnh diện về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tôn trọng trí thức của mỗi người Việt
Vũ Trung Kiên