Báo Đồng Nai điện tử
En

Chế độ quản lý đặc thù đối với đội thông tin lưu động: Giúp tuyên truyền viên an tâm với công việc

11:12, 14/12/2012

Tại kỳ họp thứ 5 mới đây, các đại biểu HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chế độ quản lý đặc thù đối với đội tuyên truyền thông tin lưu động (TTLĐ) tỉnh, các huyện, TX. Long Khánh và TP. Biên Hòa. Theo đó, đề án được áp dụng cho đối tượng là các tuyên truyền viên trong và ngoài biên chế của các đội tuyên truyền lưu động tỉnh, 11 huyện, TX. Long Khánh và TP. Biên Hòa.

Tại kỳ họp thứ 5 mới đây, các đại biểu HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chế độ quản lý đặc thù đối với đội tuyên truyền thông tin lưu động (TTLĐ) tỉnh, các huyện, TX. Long Khánh và TP. Biên Hòa. Theo đó, đề án được áp dụng cho đối tượng là các tuyên truyền viên trong và ngoài biên chế của các đội tuyên truyền lưu động tỉnh, 11 huyện, TX. Long Khánh và TP. Biên Hòa.

Một tiết mục biểu diễn của Đội thông tin lưu động tỉnh. Ảnh: N. Sơn
Một tiết mục biểu diễn của Đội thông tin lưu động tỉnh. Ảnh: N. Sơn

Theo báo cáo của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, toàn tỉnh hiện có 12 đội TTLĐ với tổng số 94 tuyên truyền viên, trong đó biên chế là 46 người (chiếm 48,94%). Giống như các đơn vị nghệ thuật khác, nhiệm vụ của đội TTLĐ là tổ chức các loại hình TTLĐ trên địa bàn theo định mức kế hoạch hàng năm, bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những vấn đề có tính thời sự. Với đội TTLĐ cấp tỉnh, hàng năm xây dựng từ 3-5 chương trình TTLĐ mới, tổ chức biểu diễn từ 100-120 buổi. Tương tự, đội TTLĐ các huyện, thị, thành phố mỗi năm xây dựng từ 3-5 chương trình mới, biểu diễn từ 70-90 buổi. Ngoài chương trình đi lưu diễn phục vụ theo kế hoạch, các đội còn phải làm tốt việc biểu diễn phục vụ các hội nghị, lễ hội tại địa phương, đơn vị, tham gia các hội thi, liên hoan... Đặc thù của đội TTLĐ thường hoạt động về đêm, địa bàn lưu diễn ở các vùng khó khăn, bản thân tuyên truyền viên phải chịu tác động của thời tiết, môi trường, thường xuyên sử dụng son phấn, hóa chất tẩy trang… ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt.

Nghệ sĩ ưu tú Trần Văn Sìn, Phó giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh, người từng gắn bó với đội TTLĐ cho biết, công việc của các tuyên truyền viên khá vất vả. Với chế độ thù lao trước đây, nhiều người đã phải đi làm thêm nhiều nghề khác để đảm bảo cuộc sống. Một số tuyên truyền viên giỏi nghề xin nghỉ hoặc chuyển công tác sang lĩnh vực hoặc địa phương khác có mức thu nhập cao hơn.

Nghệ sĩ ưu tú Trần Văn Sìn cho biết thêm, với mức hỗ trợ theo đề án 1 buổi tập chương trình mới được chi tối đa là 48 ngàn đồng/người, số buổi tập tối đa cho một chương trình mới là 10 buổi. Còn mức chi bồi dưỡng cho 1 buổi biểu diễn lưu động đối với vai chính là 78 ngàn đồng/người và các vai khác là 60 ngàn đồng/người sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện tại, tạo điều kiện để các tuyên truyền viên an tâm với công việc, phát huy vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Nga Sơn

 

 

Tin xem nhiều