Báo Đồng Nai điện tử
En

Trách nhiệm của ai?

10:10, 03/10/2011

Gần đây, hiện tượng tội phạm trẻ tăng đáng báo động. Không chỉ ở một vài nơi mà nó là nỗi lo của toàn xã hội. Ngay tại Đồng Nai, chưa đầy một tháng đã xảy ra hai vụ giết người mà thủ phạm là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.

Gần đây, hiện tượng tội phạm trẻ tăng đáng báo động. Không chỉ ở một vài nơi mà nó là nỗi lo của toàn xã hội. Ngay tại Đồng Nai, chưa đầy một tháng đã xảy ra hai vụ giết người mà thủ phạm là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.

Theo các nhà tâm lý - giáo dục thì một nhân cách tốt cần được rèn giũa từ cả ba môi trường: Nhà trường - gia đình - xã hội. Muốn một con người có nhân cách, nhà trường phải quan tâm đến giáo dục đạo đức cũng như văn hóa; gia đình sống phải gương mẫu, làm đúng với chuẩn mực xã hội; xã hội phải thực sự lành mạnh.

Trên thực tế, giáo dục của ta có thiên hướng trọng dạy chữ hơn dạy người. Chương trình quá tải, môn đạo đức (giáo dục công dân) nặng nề, học sinh thiếu kỹ năng sống... Giáo viên chịu nhiều áp lực nên ít có thời gian gần gũi, chia sẻ với học sinh. Thế mà gia đình, xã hội lại đẩy gánh nặng trách nhiệm về phía nhà trường.

Ở thời buổi kinh tế thị trường, không ít bậc phụ huynh mải lo làm ăn, ít và có khi quên đến việc dạy dỗ, giáo dục con cái, đẩy hết cho trường. Nhiều người nghĩ, cứ lo đầy đủ cuộc sống cho con mình là xong trách nhiệm. Ngay như ý thức chấp hành giao thông kém của một số học sinh cũng có lỗi từ gia đình: Cha mẹ không nhắc nhở con đội mũ bảo hiểm, cho các em đi xe gắn máy phân khối lớn khi chưa đủ tuổi quy định... Từ những việc này dẫn đến bao hệ lụy khác khó lường. Đến lúc con phạm lỗi, cha mẹ giật mình thì quá muộn. Đó là chưa kể có người còn trách ngược nhà trường!

Trước tình trạng bạo lực học đường đáng báo động, không phải là lúc người lớn đùn đẩy trách nhiệm về phía nào mà cả nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn, sâu sát hơn trong việc giáo dục đạo đức, khả năng ứng xử và rèn luyện nhân cách cho trẻ. 

Đào Khởi

 

 

 

Tin xem nhiều