Nhiều địa phương tiếp tục phải lo ứng phó với những khó khăn về thiếu trường lớp chuẩn bị cho năm học 2023-2024, đặc biệt là tại TP.Biên Hòa và H.Trảng Bom. Không dừng lại ở đó, các địa phương còn phải đối mặt với tình trạng thiếu gi áo viên do khótuyển dụng.
Nhiều địa phương tiếp tục phải lo ứng phó với những khó khăn về thiếu trường lớp chuẩn bị cho năm học 2023-2024, đặc biệt là tại TP.Biên Hòa và H.Trảng Bom. Không dừng lại ở đó, các địa phương còn phải đối mặt với tình trạng thiếu gi áo viên do khótuyển dụng.
Phụ huynh mua hồ sơ xét tuyển đầu cấp tại Trường TH-THCS-THPT Trần Đại Nghĩa (xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom). Ảnh: C.NGHĨA |
Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Nguyễn Xuân Thanh cho biết, năm học mới sắp tới thành phố sẽ tăng trên 8 ngàn học sinh, nâng tổng số học sinh các bậc học của toàn thành phố là 240 ngàn em. Thành phố đang khẩn trương hoàn thành các công trình trường học xây mới và cải tạo, tuy nhiên sẽ vẫn phải đi mượn và thuê.
Khó chấm dứt thiếu trường lớp
TP.Biên Hòa hiện có 223 trường học (122 trường công lập và 101 trường tư thục). Nhiều trường học có sĩ số vượt chuẩn, 45-50 học sinh/lớp thay vì 35 học sinh/lớp. Khi sĩ số vượt chuẩn, cả học sinh và giáo viên đều vất vả vì không đảm bảo các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và vượt quá khả năng giảng dạy của giáo viên. Điều này khiến cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện càng trở nên khó khăn.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy NGUYỄN HỒNG LĨNH: Phải thu hút đầu tư xã hội hóa giáo dục Các địa phương phải coi trọng quy hoạch đất cho giáo dục với tầm nhìn xa để không bao giờ thiếu đất cho giáo dục và đất cho giáo dục phải ở những vị trí thuận lợi nhất. Để giảm phụ thuộc vào ngân sách, phải tiếp tục khẩn trương xây dựng đề án xã hội hóa thu hút các nhà đầu tư vào giáo dục. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho nhà đầu tư bằng nhiều cách, ngoài việc xem xét giao đất thì có thể xây dựng trường giao cho các tổ chức vận hành, từ đó giảm học phí để con em nào cũng có thể học trường tư được. |
Ông Nguyễn Xuân Thanh cho biết, không địa phương nào đầu tư xây dựng trường lớp hàng năm nhiều như TP.Biên Hòa. Chẳng hạn riêng năm 2023 này TP.Biên Hòa vừa xây mới vừa cải tạo thêm 10 trường học ở quy mô lớn. Tuy nhiên, câu chuyện mượn trường sẽ không thể xử lý được ngay. Chỉ khi nào mức độ tăng dân số cơ học giảm thì thành phố mới bớt nỗi lo xây dựng thêm trường, đồng thời củng cố xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Không chỉ thiếu trường lớp do dân số quá đông, TP.Biên Hòa cũng đang đứng trước những bài toán rất lớn về biên chế giáo viên. Năm học 2022-2023, thành phố được giao 6.809 biên chế, trong khi đó biên chế định biên trên sĩ số học sinh là 7.018 người, thiếu 209 người. Không chỉ thiếu giáo viên mà thành phố cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng giáo viên, nhất là các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục.
Nhiều phụ huynh lo tìm trường
Dù năm học 2022-2023 chỉ vừa kết thúc chương trình nhưng từ nhiều ngày qua câu chuyện tìm trường lớp cho con đã được phụ huynh rất quan tâm. Theo nhiều phụ huynh, việc các trường công lập chỉ tiếp nhận được một phần học sinh nên phụ huynh không tránh khỏi lo lắng. Thêm vào đó, nhiều trường tư thục cũng nâng cao chất lượng đầu vào nên việc tuyển sinh ngày càng khắt khe, nếu học sinh không đạt điểm chuẩn ở 3 môn quy định của các trường tư thục là Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh thì cũng khó khăn tìm cơ hội trúng tuyển.
Anh Nguyễn Văn Dũng ở P.Thống Nhất cho hay, con anh mới học xong lớp 5 Trường tiểu học Thống Nhất. Với bảng điểm không được nhưng kỳ vọng nên khả năng xét tuyển vào lớp 6 của Trường THCS Thống Nhất là không cao. Vì thế, anh Dũng đang khá lo lắng vì không thể “chen chân” cho con được vào trường công lập nào trên địa bàn. Anh đang tìm hướng xét tuyển cho con vào một trường trường phổ thông nhiều cấp học ở P.Quyết Thắng nhưng vẫn chưa mua được hồ sơ vì trường cho biết bảng điểm của con anh ở môn Tiếng Anh không đạt. Anh Dũng cho biết, nếu không thể tìm trường gần nhà, anh sẽ phải cho con đi học ở những trường xa hơn để có trường học.
Trong khi đó, tại Trường TH-THCS-THPT Trần Đại Nghĩa (xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom) những ngày qua cổng trường luôn đông kín phụ huynh đứng chờ mua hồ sơ. Theo lãnh đạo Phòng GD-ĐT H.Trảng Bom, khu vực xã Bắc Sơn, Hố Nai 3, Bình Minh có rất nhiều khu công nghiệp và các khu nhà trọ. Do đó, các trường công lập không đảm bảo tiếp nhận hết số học sinh nên năm nào vào mùa tuyển sinh, phụ huynh cũng xếp hàng chờ mua hồ sơ ở một trường tư thục gần đó.
Để giải quyết căn cơ tình trạng thiếu trường lớp, các địa phương phải đảm bảo được quy hoạch đất cho giáo dục, thu hút đầu tư xã hội hóa để giảm gánh nặng cho ngân sách. Hiện nhiều địa phương khá chậm chạp trong việc thu hút kêu gọi xã hội hóa do thiếu quỹ đất. Chẳng hạn như TP.Biên Hòa, dự kiến thời gian tới sẽ phát triển thêm khá nhiều trường công lập nhưng hiện chỉ có vài nhà đầu tư mới và chỉ dừng lại ở câu chuyện khảo sát.
Công Nghĩa